Vi khuẩn đường ruột có khả năng ngăn chặn tác động gây tăng huyết áp của muối
Muối là một gia vị không thể thiếu trong mọi bữa ăn và nó trở thành người bạn quen thuộc của mọi nhà. Nhưng, người ta đã biết rõ ăn quá nhiều muối có thể gây tăng huyết áp. Tuy nhiên nghiên cứu mới gần đây đã thêm vào vai trò của vi khuẩn đường ruột và tin tốt là: probiotic có thể làm đảo ngược tác động có hại của muối
Một số lượng lớn các nghiên cứu đã cảnh báo chế độ ăn nhiều muối có thể gây tăng đáng kể nguy cơ tăng huyết áp.
Một nghiên cứu gần đây đã thêm vào yếu tố mới: vi khuẩn đường ruột. Các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Massachusetts tại Cambidge – cùng với các nhà khoa học khác đến từ vài viện nghiên cứu khác nhau tại Đức – xem xét ảnh hưởng của chế độ ăn nhiều muối trên một số lợi khuẩn đường ruột.
Nicola Wilck, tại Trung tâm Y học Phân tử Max-Delbruck, là tác giả chính của nghiên cứu đăng trên tờ tạp chí Nature.
Dominik Muller, cũng tại Trung tâm Y học Phân tử Max-Delbruck và Ralf Linker, tại Đại học Friedrich-Alexander ở Erlangen, Đức, cùng đồng thời chỉ đạo nghiên cứu.
Muối, vi khuẩn đường ruột và tăng huyết áp
Muller và cộng sự chia 2 nhóm chuột tương ứng với 2 chế độ ăn nhiều muối và chế độ ăn bình thường trong khoảng thời gian 14 ngày.
Có đến 4% chế độ ăn trong nhóm đầu tiên chứa natriclorid – loại muối được gọi là muối ăn – trong khi chỉ 0.5% chế độ ăn bình thường có chứa natriclorid.
Phân tích mẫu phân cho thấy rằng những con chuột ăn nhiều muối thiếu những lợi khuẩn Lactobacillus murinus. Thêm vào đó, những con chuột này có nhiều tế bào Th-17, một loại tế bào T hỗ trợ.
Những tế bào T hỗ trợ là một phần trong hệ thống miễn dịch, chúng giúp tạo ra phản ứng tiền hay kháng viêm với những vật thể lạ trong cơ thể. Chúng được gọi là những tế bào “hỗ trợ” (helper) vì chúng giúp những tế bào khác tạo ra đáp ứng miễn dịch.
Cuối cùng, trong thí nghiệm được mô tả, những con chuột được nuôi bằng chế độ ăn nhiều muối cũng có mức huyết áp cao hơn bình thường, hay tăng huyết áp.
Điều đáng nói là khi những con chuột này được bổ sung một lượng vi khuẩn Lactobacillus, những tế bào tiền viêm T hỗ trợ đã giảm đi và huyết áp của chúng cũng giảm theo.
Để nghiên cứu sâu hơn, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí điểm ở người, theo đó họ thêm vào 6.000 mg muối natriclorid vào khẩu phần ăn hàng ngày của 12 người trong 2 tuần.
Probiotic có lẽ đảo ngược tác động có hại của muối
Muller và cộng sự phát hiện ra rằng tăng thêm muối vào khẩu phần ăn cũng gây ra những thay đổi ở người tương tự như ở chuột: tăng huyết áp, tăng lượng tế bào Th-17, và giảm lượng lợi khuẩn Lactobacillus.
Điều thú vị là, nếu họ bổ sung probiotic 1 tuần trước khi tăng thêm muối vào chế độ ăn thì mức huyết áp và lượng Lactobacillus vẫn giữ ở giới hạn bình thường.
Tuy rằng ảnh hưởng đáng kể của muối trên tế bào Th-17 đã được nghiên cứu trước đây – cũng được thực hiện bởi Muller – cùng với những hiểu biết mới này, cơ chế chính xác làm thế nào những tế bào miễn dịch gây ra tăng huyết áp vẫn còn chưa sáng tỏ.
Đồng tác giả nghiên cứu Eric Alm, giám đốc trung tâm thông tin MIT (MIT’s Center for Microbiome Informatics and Therapeutics), nhận xét “Chúng ta học được rằng hệ thống miễn dịch có nhiều vai trò rất lớn trên cơ thể, nhiều hơn những những gì chúng ta vẫn nghĩ là vai trò miễn dịch”;
“Cơ chế mà hệ miễn dịch hoạt động trong trường hợp này vẫn chưa rõ ràng”. Tuy nhiên, Alm chú ý, “nếu bạn có thể tìm ra chính xác và chi tiết những gì diễn ra ở cấp độ phân tử, bạn có nhiều khả năng khiến người ta tuân thủ hơn vào chế độ ăn uống lành mạnh”.
“Tôi nghĩ chắc chắn sẽ có sự phát triển probiotic nhắm tới sự khắc phục một số ảnh hưởng của chế độ ăn nhiều muối, nhưng người ta không nên nghĩ rằng họ có có thể ăn thức ăn nhanh rồi sau đó dùng probiotic và rồi mọi thứ sẽ được giải quyết”. – Eric Alm