Tai mũi họng

Người ta thường nghĩ rằng Tai Mũi Họng là một chuyên khoa nhỏ so với các chuyên khoa khác như Nội-Ngoại-Sản-Nhi vì nhiều bệnh thuộc các chuyên khoa này có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân nếu không được khám và điều trị đúng cách.

Nhiều người cũng nghĩ đau họng hay viêm mũi là những bệnh thông thường, đơn giản, không cần sử dụng thuốc, không cần điều trị, tự nhiên cũng sẽ khỏi. Nhưng ít ai biết được rằng, bệnh ở tai- mũi- họng lại chính là khởi đầu của rất nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Tác hại của bệnh Tai- Mũi- Họng

Bệnh ở Tai – Mũi – Họng nguy hiểm vì nếu không điều trị dứt điểm, bệnh dễ trở thành mạn tính và là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm khác. Chẳng hạn như:

  • Viêm mũi không điều trị dứt điểm có thể gây viêm tai (làm giảm sức nghe và gây ra những biến chứng nặng hơn như viêm màng não, áp xe não, viêm xoang tĩnh mạch bên, liệt mặt…).
  • Chứng viêm tai cũng có thể gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá đôi khi kèm theo suy dinh dưỡng.
  • Viêm thanh quản làm biến đổi chất lượng giọng nói.
  • Viêm xoang lại có thể gây nhiễm trùng ổ mắt, đây là một biến chứng nghiêm trọng, đe dọa thị lực, thậm chí là tính mạng bệnh nhân.
  • Nguy hiểm hơn, vi khuẩn của amidan còn có thể tấn công vào khớp, tim, thận và có thể để lại các biến chứng khôn lường như viêm cầu thận cấp, thấp khớp, thấp tim, viêm cơ tim…

Tai- Mũi- Họng là cửa ngõ của đường thở nên những trục trặc ở bộ phận này có thể gây tắc thở nhanh chóng. Viêm họng cấp, viêm phế quản cấp ở trẻ em, dị vật đường thở … là những bệnh phải điều trị sớm nhất có thể.

2. Chẩn đoán và điều trị các bệnh về tai mũi họng tại Hợp Nhân

Cùng với sự hỗ trợ tích cực của các kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết như X-Quang Schuller, nội soi, xét nghiệm máu…, Chuyên khoa Tai- Mũi- Họng Hợp Nhân có thể chẩn đoán, chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân những bệnh và triệu chứng sau:

a. Chẩn đoán và điều trị các bệnh về mũi- xoang thường gặp

– Các triệu chứng đau nhức vùng bị viêm xoang:

  • Viêm xoang sàng: đau nhức giữa hai mắt
  • Viêm xoang hàm: đau nhức vùng má
  • Nhức đầu do viêm mũi xoang.

– Nghẹt mũi, đêm ngủ phải thở bằng miệng.

– Chảy máu mũi: Dùng các kỹ thuật nhét bấc mũi trước hoặc mũi sau để cầm máu khi chảy máu mũi không cầm được bằng các biện pháp đơn giản.

– Lấy dị vật mũi: trong những lúc trẻ nghịch nhét vào mũi giấy, nút cao su, nhựa, khuy áo, hạt cườm, đoạn dây nhựa, dây thép, các hạt hữu cơ hoặc khi người lớn làm thủ thuật bỏ sót những mảnh bông, mảnh gạc hoặc trong chiến tranh có thể có mảnh đạn, bom hoặc những trường hợp bệnh lý có sỏi ở mũi.

b. Chẩn đoán và điều trị các bệnh về tai thường gặp

– Viêm ống tai ngoài: triệu chứng thường gặp là đau nhức, có thể kèm theo ù tai hoặc không, giảm thính lực ở một hoặc hai bên tai.

– Viêm tai giữa có mủ hoặc dịch viêm.

– Ù tai một hoặc hai bên: ù tai do tai, ù tai do viêm vòi nhĩ, u vòm họng khởi phát…

– Thực hiện các kỹ thuật như:

  • Lấy dị vật tai thường gặp trong trường hợp trẻ em nghịch nhét vào tai hạt cườm, đậu, ngô, người lớn có thể là hạt chanh, hạt thóc hoặc bị gián đất, kiến, ve chui vào tai gây đau và khó chịu.
  • Làm thuốc tai: hỗ trợ điều trị trong các trường hợp chảy mủ tai hoặc sau khi tiến hành phẫu thuật tai, xương chũm mà bệnh chưa lành hẳn, có nguy cơ biến chứng. Nếu không thực hiện thủ thuật này, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng lan vào trong tai đến não, viêm tai mạn tính cũng như các biến chứng thần kinh nguy hiểm.
  • Lấy nút biểu bì ống tai ngoài: hỗ trợ điều trị các bệnh do nút biểu bì ống tai gây ra như viêm tai ngoài, hoặc nhọt ống tai khiến cho bệnh nhân có thể bị sốt, đau nhức tai, nhất là khi nhai hoặc ngáp, da ở cửa tai hoặc sau tai có thể bị sưng đỏ, ấn đau, ù tai, nghe kém.
  • Chích nhọt ống tai ngoài: khi có những chấn thương nhẹ (như ngoáy tai) hoặc Eczema hoặc chảy mủ tai. Nhọt ống tai cũng hay gặp ở những thể địa suy kém hoặc ở những người đái tháo đường.
  • Chọc hút dịch vành tai khi người bệnh có khối máu tụ lớn, làm mất các gờ, rãnh vùng vành tai, sờ có cảm giác phập phều.
  • Bơm hơi vòi nhĩ: Trong trường hợp tắc hoặc bán tắc vòi nhĩ (vòi Eustachi).
  • Chích rạch màng nhĩ: là thủ thuật nhằm dẫn lưu dịch hoặc mủ trong hòm nhĩ chảy ra, hỗ trợ trong điều trị viêm tai giữa cấp ứ mủ hoặc đã vỡ mủ nhưng lỗ thủng quá nhỏ không đủ để dẫn lưu.
  • Khâu vết rách vành tai

c. Chẩn đoán và điều trị các bệnh về họng thường gặp

– Viêm họng

  • Đau họng
  • Ngứa họng, ho khan hoặc ho đàm.
  • Nuốt vướng, nếu cần thiết sẽ điều trị kết hợp viêm họng và trào ngược dạ dày thực quản

– Lấy dị vật họng miệng (lấy xương cá hoặc các dị vật khác,…)

3. Chuyên khoa Tai- Mũi- Họng Hợp Nhân

Khi đến khám tại chuyên khoa Tai- Mũi- Họng Hợp Nhân, người bệnh sẽ được bác sĩ thực hiện thăm khám cẩn thận kết hợp với cận lâm sàng như X-Quang, Nội soi để chẩn đoán bệnh chính xác.

Trong điều trị, bên cạnh việc kê đơn thuốc bác sỹ còn áp dụng nhiều thủ thuật can thiệp nhẹ nhàng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh hằng ngày, rút ngắn thời gian dùng thuốc, kéo dài thời gian tái phát các triệu chứng đối với bệnh mạn tính:

a. Phương pháp “Rửa mũi xoang”

Làm giảm 40% các triệu chứng khó chịu như: nghẹt mũi, nhức đầu, nặng mắt, bớt đau gáy, ho đàm về đêm gây khó ngủ do đàm trên mũi chảy xuống họng, giảm ù tai 2 bên do viêm vòi nhĩ…

b. Xông mũi họng

Làm giảm các triệu chứng khó chịu như: nhức đầu, chảy mũi

c. Lấy dị vật tai, mũi, họng

d. Làm thuốc mũi giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu như

  • Cảm giác đau và nhức ở vùng mặt
  • Sưng và nề vùng mặt
  • Tắc/ngạt mũi
  • Chảy mũi, dịch đổi mầu hoặc mủ ra mũi sau.
  • Ngửi kém hoặc mất ngửi
  • Có mủ trong hốc mũi
  • Thở hôi
  • Xì mũi hoặc khịt khạc mủ nhày hay mủ đặc thường xuyên.

Bên cạnh việc chăm sóc và điều trị, giúp bệnh nhân giảm nhẹ các triệu chứng và hồi phục, chuyên khoa Tai- Mũi- Họng Hợp Nhân còn mong muốn  mang lại cho người bệnh những cách phòng bệnh hiệu quả, đơn giản, dễ thực hiện thông qua tư vấn trong mỗi lần thăm khám hoặc Câu lạc bộ trò chuyện cùng Bác sĩ được tổ chức định kỳ tại Hợp Nhân với nhiều chủ đề phù hợp với nhu cầu của người bệnh, giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh của mình, từ đó sẽ cùng Bác sĩ phối hợp cũng như tuân thủ điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác khi gặp phải các vấn đề về Tai- Mũi- Họng, nâng cao chất lượng cuộc sống.