6 điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc trị bệnh Đái tháo đường (tiểu đường)

Điều trị bệnh Đái tháo đường (tiểu đường) type 2 là một công việc rất khó khăn. Việc sử dụng thuốc điều trị Đái tháo đường (tiểu đường) theo hướng dẫn của bác sĩ thường xảy ra một số lỗi thông thường làm ảnh hưởng đến công tác điều trị. Đây là một số lời khuyên để bạn tránh gặp phải các lỗi đó.

Lỗi 1:

Bạn thường không nhận thức được vai trò quan trọng của việc sử dụng thuốc. Nếu bạn không có nhận thức rõ thì việc tuân thủ lời dặn sẽ rất khó. Chính vì vậy, bạn cần đặt câu hỏi cho bác sĩ để được tư vấn và hiểu hơn về các loại thuốc đang dùng.

Lỗi 2:

Bạn quên uống thuốc hoặc bỏ cữ. Sự cố này đôi lúc vẫn xảy ra, khi gặp phải trường hợp đó bạn nên cần biết mình phải làm gì. Bạn nên hỏi bác sĩ liệu bạn có thể dùng thuốc ngay khi bạn nhớ ra hay bỏ uống cữ đó và tiếp tục uống theo toa, không nên uống liều gấp đôi ở cữ tiếp theo. Để tránh quên, bạn có thể thiết lập các cảnh báo nhắc nhở trên smartphone hay máy tính. Cố gắng liên kết các cữ thuốc với các hoạt động thường ngày. Ví dụ: nếu bạn phải uống thuốc trước ăn sáng, vậy bạn hãy để lọ thuốc gần khu vực bàn ăn hoặc trên kệ kế bên bàn chải đánh răng như vậy bạn sẽ khó quên hơn.

Lỗi 3:

Bạn ngưng dùng thuốc khi cảm thấy thuốc gây tác dụng khó chịu. Một số thuốc trị tiểu đường có thể gây buồn nôn, ói mửa hoặc tiêu chảy …, các tác dụng phụ này có thể làm bạn thực hiện không đúng hướng dẫn dùng thuốc. Tuy nhiên, bạn không nên làm thế, thay vào đó, hãy trao đổi với bác sĩ điều trị về các tác dụng phụ này. Bác sĩ có thể xem xét và điều chỉnh toa thuốc cho phù hợp hơn.

Lỗi 4:

Bạn có thể uống nhầm thuốc hoặc uống sai liều. Nếu bạn đang được chỉ dịnh dùng insulin để điều trị Đái tháo đường (tiểu đường) type 2,có thể bạn được bác sĩ cho sử dụng 2 loại insulin: tác dụng kéo dài và tác dụng ngắn để sử dụng ở những thời điểm khác nhau và liều dùng của mỗi loại rất khác nhau. Ví dụ insulin tác dụng ngắn được sử dụng để làm giảm đường huyết một cách nhanh chóng và thường được dùng vào trước hay sau bữa ăn. Nếu bạn cần dùng 40 unit insulin tác dụng dài khi chuẩn bị ngủ nhưng lại dùng nhầm insulin tác dụng ngắn, bạn có thể bị hạ đường huyết nghiêm trọng. Cần chú ý cẩn thận mỗi khi sử dụng insulin. Bạn có thể dùng phương pháp đánh dấu bằng các màu khác nhau lên các lọ insulin để phân biệt hoặc lưu trữ các lọ insulin khác nhau ở 2 vị trí riêng biệt để tránh nhầm lẫn.

Lỗi 5:

Bạn bị bối rối vì sử dụng quá nhiều thuốc do tình trạng sức khỏe. Nếu bạn đang sử dụng thuốc để điều trị nhiều loại bệnh khác không chỉ có bệnh tiểu đường. Bạn có thể dùng các hộp chia thuốc với các khoang sáng – trưa – chiều – tối có bán ngoài thị trường, để phân chia thuốc thành các lần dùng để tránh sơ xót khi sử dụng thuốc. Ngoài ra nên khám hoặc mua thuốc tại 1 nơi duy nhất để bác sĩ, dược sĩ có thể xem xét và tư vấn cho bạn toa thuốc hợp lý nhất, hạn chế các tác dụng phụ và tương tác thuốc.

Lỗi 6:

Bạn không chú ý đến việc thuốc của bạn đã bị giảm tác dụng. Theo thời gian sử dụng, một số thuốc trị bệnh Đái tháo đường (tiểu đường) có thể cần phải được xem xét điều chỉnh. Một số thuốc có thể bị mất tác dụng. Việc tăng/giảm cân nặng hoặc tình trạng thể lực của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Nếu bạn thấy có các dấu hiệu đường huyết tăng cao hoặc hạ hay dần dần bị lệch ra khoảng thông thường mà bạn đo được trước dây, hãy báo với bác sĩ của bạn để được tư vấn thêm.

https://www.everydayhealth.com/hs/better-type-2-diabetes-control/avoid-medication-mistakes/

  • Bs. Giang Tú – Giám Đốc Y Khoa
  • Bs. Đặng Trịnh Cao Triệu – Phòng Chuyên Môn Y
  • Ds. Lê Vũ Hồng Hải – Phòng Dược & Xét Nghiệm
  • Quản Trọng Quốc Huy – Phòng Chăm Sóc Khách Hàng
  • Từ Tôn Quý – Ban Sự kiện Truyền Thông
  • Trần Thị Bích Lê – Ban Sự kiện Truyền Thông