Những điều nên làm và không nên làm khi đau lưng dưới. (Phần 1)

Đau lưng dưới là một trong những triệu chứng khá phổ biến mà hiện nay nhiều người dễ bị mắc phải. Những cơn đau này rất khó chịu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống hằng ngày. Bài viết tuần này sẽ cho ta biết thêm về những điều nên và không nên làm để tránh tình trạng đau lưng dưới.

Đau lưng dưới – Nguyên nhân do đâu?

Đau lưng dưới có thể do 2 nguyên nhân :

Nguyên nhân cơ học tác động:

  • Thường xuyên nâng vác, vật nặng do đặc thù công việc.
  • Ngồi hoặc đứng nhiều, không đúng tư thế.
  • Tập thể dục, hoặc vận động mạnh…

Nguyên nhân do bệnh tật, đây là điều bệnh nhân phải hết sức lưu ý:

  • Thoát vị đĩa đệm: Gây nên cơn đau mỏi từ vùng thắt lưng xuống mông, đùi…
  • Viêm xương khớp
  • Đau dây thần kinh lưng bị chèn ép
  • Đau cơ lưng.

Vậy nên, để cải thiện hoặc tránh tình trạng đau lưng dưới  chúng ta nên làm và không nên làm một số điều sau đây:

Ngồi:

Nên làm:

  • Ngồi càng ít càng tốt, nên ngồi trong thời gian ngắn( nhất là các bạn làm văn phòng)
  • Đặt một cuộn khăn đỡ ở vị trí đeo thắt lưng, đặc biệt là khi ngồi trên xe oto
  • Nếu muốn đứng lên khi ngồi, ta nên giữ tư thế cong người thông thường. Di chuyển về phía trước ghế ngồi và đứng lên bằng cách duỗi thẳng chân. Tránh gập người về phía trước ở đoạn eo.
  • Cố gắn giữ tư thế cong người thông thường trên lưng mọi lúc

Không nên làm:

  • Không nên ngồi trên ghế đi văng mềm và thấp có chỗ ngồi sâu. Vì những loại ghế này sẽ khiến ta phải ngồi trong tư thế hông thấp hơn gối và làm cong lưng sẽ mất đường cong thông thường trên lưng.
  • Không nên duỗi thẳng chân ra phía trước trong khi ngồi (ví dụ: ngồi trong bồn tắm).

Đứng:

Nên làm:

  • Nếu phải đứng trong thời gian dài, tốt nhất nên để một chân lên một ghế để chân.
  • Điều chỉnh chiều cao của ghế cho phù hợp khi làm việc.

Không nên làm:

  • Chúng ta nên tránh tư thế gập một nửa người.

Nâng:

Nên làm:

  • Cần hạn chế nâng khi có thể
  • Áp dụng đúng kỹ thuật nâng, sau đó giữ lưng thẳng khi nâng. Cần lưu ý không bao giờ được khom người hay gập về phía trước. Nếu đứng gần với vật cần nâng, chân đứng phải chắc chắn và rộng. Quỳ xuống trên một gối, giữ lưng thẳng. Nắm chặt lấy vật cần nâng và nâng bằng cách duỗi thẳng chân. Nâng dứt khoát. Di chuyển chân để xoay và không được vặn lưng.

Không nên làm:

  • Không nên vặn người đột ngột khi nâng.
  • Không nên gập người về phía vật đang nâng.

Nằm:

Nên làm:

  • Nằm ngủ trên bề mặt chắc chắn.
  • Nếu giường bị võng, hãy sử dụng giát giường hoặc thanh đỡ gỗ dán giữa đệm và khung giường để cố định giường. Quý vị cũng có thể đặt đệm lên sàn nhà, một giải pháp đơn giản nhưng tạm thời.
  • Gối để tựa có thể sẽ giúp quý vị thoải mái hơn vào ban đêm.

Không nên làm:

  • Không nên nằm sấp khi ngủ trừ khi bác sĩ hay bác sĩ triệu liệu khuyên quý vị làm thế.

Gập người về phía trước

Nên làm:

  • Hãy giữ đường cong tự nhiên của lưng khi thực hiện động tác này và các hoạt động khác như dọn dẹp giường, hút bụi, lau hoặc dọn sàn nhà nhổ cỏ trong vườn hoặc cào lá.

Ho và hắt hơi

Nên làm:

  • Hãy gập người về phía sau để tăng đường cong tự nhiên của lưng khi chúng ta ho hay hắt hơi.

Lái xe

Nên làm:

  • Giảm thiểu lái xe ít hết mức có thể, tốt hơn nên làm hành khách thay vì tự lái xe khi đi đường dài
  • Di chuyển ghế lái sát về phía vô lăng hơn. Phải đảm bảo ghế lái phải đủ gần với vô lăng để giữ đường cong tự nhiên của lưng. Nếu hông thấp hơn gối trong tư thế này, chúng ta hãy nâng người lên bằng cách ngồi lên một chiếc gối.

https://www.hopkinsmedicine.org/healthlibrary/conditions/adult/cardiovascular_diseases/diet_to_help_prevent_heart_disease_85,P00209

Trong loạt bài cùng chuyên mục phòng ngừa bệnh tim mạch của Johns Hopkins Medicine

  • Bs. Giang Tú – Giám Đốc Y Khoa
  • Bs. Đặng Trịnh Cao Triệu – Phòng Chuyên Môn Y
  • Quản Trọng Quốc Huy – Phòng Chăm Sóc Khách Hàng
  • Từ Tôn Quý – Ban Sự kiện Truyền Thông
  • Trần Thị Bích Lê – Ban Sự kiện Truyền Thông