Đái tháo đường: Hứa hẹn phương pháp điều trị mới dựa trên chính thủ phạm protein
Protein, dường như là thủ phạm chính gây nên các triệu chứng của bệnh đái tháo đường. Ví dụ khi bạn giảm cân bằng chế độ ăn protein cao sẽ không có sự cải thiện lớn trong việc điều trị mà còn làm “insulin trở nên nhạy cảm” mà nhân tố giúp hạ thấp nguy cơ tiểu đường và bệnh tim mạch. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu hứa hẹn một phương pháp điều trị dựa trên protein
Có mối liên hệ gì giữa rối loạn lo âu và đái tháo đường?
Nghiên cứu mới cho thấy rằng protein liên quan đến sự phát triển chứng rối loạn lo âu có thể đóng một vai trò trong khởi phát bệnh đái tháo đường. Các nhà khoa học đến từ Viện Max Planck đặt ra giả thiết rằng, chất đối vận có thể dùng để ngăn sự ảnh hưởng này.
Nguyên nhân chính gây đái tháo đường type 2 được biết đến là béo phì và ít vận động thể lực – cả 2 đều có thể dẫn đến đề kháng insulin – cũng như tiền căn gia đình có đái tháo đường.
Tình trạng đề kháng insulin xảy ra khi cơ, gan và các tế bào mỡ không thể sử dụng insulin thích hợp, điều này dẫn đến tăng cao lượng đường trong máu.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu từ Viện Tâm thần Max Planck tại Munich, Đức, tìm ra một loại protein FKBP51 có thể đóng vai trò trong khởi phát bệnh đái tháo đường.
Tính tới hiện nay, loại protein này được biết là có liên quan đến chứng rối loạn lo âu và trầm cảm; Nó góp phần trong điều hòa hệ thống stress. Khi gen kiểm soát sản xuất loại protein này trải qua đột biến, nó dẫn tới mất điều hòa hệ thống stress, điều này đến lượt nó gây ra các rối loạn về tâm thần.
Mathias Schmidt – trưởng nhóm nghiên cứu – và cộng sự gần đây chú ý rằng protein FKBP51 cũng góp phần tạo nên mối liên kết phân tử giữa hệ thống stress và chức năng điều hòa một số chuyển hóa. Điều này khiến FKB51 chịu trách nhiệm trong khởi phát những bệnh lý chuyển hóa như béo phì và đái tháo đường.
Phát hiện của nhóm nghiên cứu hiện được đăng trên tờ tạp chí Nature Communications.
Protein phản ứng lại với stress chuyển hóa (metabolic stress)
Schmidt và nhóm cộng sự quan sát mẫu chuột thí nghiệm nhằm xem xét vai trò tiềm ẩn của protein FKBP51 trong quá trình chuyển hóa. Họ nghiên cứu tác động của chế độ ăn nhiều chất béo trên những con chuột có biểu hiện gen FKBP51 và những con chuột biến đổi gen, trong đó gen này bị bất hoạt nhân tạo.
Họ phát hiện rằng những con chuột biến đổi gen không tăng cân, có mức dung nạp đường huyết tốt hơn và tín hiệu insulin hiệu quả hơn.
Điều này cho cho phép các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn protein FKBP51 – được điều hòa bởi gen cùng tên – ảnh hưởng đến đường truyền tín hiệu trong cơ xương.
Vì protein này nhạy cảm với các yếu tố stress chuyển hóa, như khẩu phần ăn nhiều chất béo, cuối cùng dẫn tới tích tụ đường huyết và đề kháng insulin.
Chúng là những yếu tố chính được cho là gây bệnh béo phì và đái tháo đường.
“FKBP51 ảnh hưởng đến dòng tín hiệu trong mô cơ, trong đó lượng dư thừa calo được nạp vào dẫn đến rối loạn dung nạp glucose, vv…, một dấu chỉ chính của đái tháo đường type 2.”
-Mathias Schmidt
Hứa hẹn phương pháp điều trị mới
May thay, cơ chế này giúp các nhà khoa học hướng đến việc tìm ra phương pháp ngăn chặn phản ứng của FKBP51 đối với các stress gây ra bởi chế độ ăn nhiều chất béo.
Họ cho biết, dựa vào SAFit2, một loại chất đối vận với FKBP51 có thể ngăn chặn sự hoạt động của protein này.
Điều trị với SAFit2, Schmidt và cộng sự giải thích, chúng ta có thể bắt chước hiệu ứng bất hoạt gen ở những con chuột biến đổi gen, dẫn đến “điều hòa trọng lượng cơ thể và dung nạp glucose” tốt hơn, từ đó có thể ngăn chặn khởi phát đái tháo đường.
SAFit2 được phát minh bởi Felix Hausch, trước đây làm việc tại Viện Tâm thần Max Planck, hiện tại Felix Hausch làm việc tại Đại học Darmstadt, Đức.
Các nhà nghiên cứu lên kế hoạch tiếp tục cải thiện hợp chất này và kiểm chứng qua các thử nghiệm lâm sàng trong tương lai, với hy vọng rằng điều này có thể mang lại phương pháp điều trị mới hiệu quả hơn cho người đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa.
Alon Chen, Giám đốc Viện Tâm thần Max Planck, cho biết “Những phát hiện này có thể cung cấp một hướng điều trị hoàn toàn mới cho những người mắc bệnh đái tháo đường và các rối loạn chuyển hóa khác.”