Tại sao bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có đái tháo đường lại dễ hạ đường huyết?
Dưới đây là các nguyên nhân giải thích cho hiện tượng này (1):
- Chức năng thận suy nên không thanh lọc được insulin như bình thường, làm cho nồng độ insulin (tự nhiên hoặc thuốc insulin tiêm từ bên ngoài) tăng lên. Do đó, 1 bệnh nhân đang tiêm insulin tự nhiên thường xuyên hạ đường hoặc đường huyết trở về bình thường không cần dùng thuốc liều cao như trước thì bác sĩ nên kiểm tra ngay chức năng thận để loại trừ suy thận.
- Thận là cơ quan giúp tân tạo đường từ các axit amin…trong trường hợp lượng đường cơ thể thấp như lúc nhịn đói. Khi suy thận, hoạt động này giảm nên lượng đường khi đói cũng bị giảm, nên ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối dù không có đái tháo đường thì vẫn hay gặp hạ đường huyết.
- Do ăn uống kém, chán ăn hoặc vì chế độ ăn kiêng khem của bệnh nhân suy thận mạn
- Do lượng đường bị mất qua dịch lọc ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng
- Do thiếu hụt một số hormone điều hòa đường huyết như catecholamine và glucagon ở bệnh nhân Đái tháo đường
⚠️Bên cạnh đó, một nghiên cứu gần đây cho thấy những bệnh nhân đái tháo đường xuất hiện càng nhiều cơn hạ đường huyết nặng (hạ đường huyết đến mức cần phải có người hỗ trợ điều trị, ko thể tự xử lý) sẽ càng tăng nguy cơ biến chứng suy thận mạn giai đoạn cuối từ 5 đến 9 lần so với chưa từng có cơn hạ đường huyết nặng (2).
⚠️Các bệnh nhân đái tháo đường nên kiểm tra định kỳ chức năng thận để có thể can thiệp sớm các yếu tố nguy cơ và yếu tố thúc đẩy tình trạng suy thận, tránh để bệnh thận mạn tiến triển nặng hơn.