Người bệnh tiểu đường có nên ăn chuối?
Như chúng ta đã biết, chuối là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe vì nó chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, chuối không hẳn là tốt cho tất cả mọi người. Vậy nên trong bài viết tuần này, Y khoa Hợp nhân xin chia sẻ một số thông tin, lợi ích của chuối, cũng như tìm câu trả lời cho câu hỏi : người bệnh tiểu đường có nên ăn chuối hay không?]
Người bệnh tiểu đường cần thận trọng trong việc lựa chọn khẩu phần ăn hằng ngày. Đặc biệt đối với loại thức ăn chứa nhiều carbonhydrat, không chỉ có nhiều trong các món tráng miệng, món ngọt mà còn có nhiều cả trong bánh mì, mì ống, và trái cây.
Chuối là loại trái cây thường được dân gian khuyên không nên ăn đối với người tiểu đường. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể ăn một lượng trung bình mà không phải lo lắng.

Chuối chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe.
Và để tìm câu trả lời cho câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu xem những chất dinh dưỡng có trong chuối gồm những gì.
Dinh dưỡng trong chuối.
Trong chuối chứa nhiều vitamin B6, kali, và magiê, lượng ít chất béo bão hòa, natri và cholesterol . Tuy nhiên, một số bác sĩ và nhà dinh dưỡng cân nhắc kỹ lưỡng đối với người bệnh tiểu đường do lượng đường tương đối cao so với lượng calo trong chuối.
Một trái chuối trung bình có chỉ số tải đường huyết 11 (Glycemic load, viết tắt GL), theo Harvard Health Publishing. Chỉ số GL là chỉ số đo lường độ ảnh hưởng của thức ăn lên lượng đường trong máu. Chỉ số GL dưới 10 được xem là thấp, trên 20 được xem là cao.
Người bệnh tiểu đường có thể ăn chuối không?
Người bệnh tiểu đường có thể ăn được chuối, chỉ cần lưu ý cũng như hạn chế chuối trong thực đơn hàng ngày. Một số trái cây có lượng đường thấp như táo, nho, lê. Một số có lượng đường cao như thơm và đu đủ. Tuy nhiên, .người bệnh tiểu đường không cần thiết phải loại bỏ chuối hay các loại trái cây khác ra khỏi chế độ ăn. Vì chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất có giá trị dinh dưỡng tốt cho người bệnh tiểu đường khi ăn ở lượng hợp lý.
Nấu và chế biến
Một yếu tố khác cần lưu ý là cách chế biến chuối. Ví dụ, chuối sấy khô, loại thức ăn nhanh phổ biến. Chúng có thể đã được thêm một lượng đường đề tăng hương vị. Vì thế, một suất ăn (serving-size) có thể làm tăng lượng đường huyết lên nhiều hơn so với một trái chuối tươi cỡ nhỏ.

Chuối khô có thể làm tăng lượng đường huyết nhiều hơn so với chuối tươi.
Chuối và chế độ ăn của người tiểu đường
Một vài cách tích hợp chuối vào khẩu phần ăn một cách an toàn:
Tính lượng carbonhydrat trong khẩu phần ăn
Khi chọn khẩu phần ăn cho người tiểu đường, điều quan trọng là biết được lượng carbonhydrat được ăn trong 1 bữa ăn. Một trái chuối kích cỡ trung bình chứa khoảng 30g carbonhydrat, một lượng thích hợp cho một bữa ăn phụ (snack).
Tuy nhiên, nếu ăn chuối kèm với một loại thức ăn khác chứa carbonhydrat như bánh mì, ngũ cốc… người bệnh cần giảm lại lượng mà họ ăn trong 1 bữa ăn chính hoặc bữa ăn phụ.
Ăn kèm với thức ăn chứa protein hoặc chất béo “tốt”
Ăn chuối kèm với thức ăn chứa chất béo chưa bão hòa, như bơ hạnh nhân, đậu, có thể tác động tốt đến lượng đường huyết cũng như gia tăng hương vị cho bữa ăn.
Một ví dụ khác là ăn kèm chuối với nguồn protein như sữa chua Greek yogurt hoặc vài lát thịt gà tây sẽ giúp no lâu hơn và ổn định đường huyết.
Ăn chuối xanh (chuối chưa chín)
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu mối liên quan giữa độ chín của chuối và lượng đường trong máu. Họ phát hiện ra rằng chuối xanh (chuối chưa chín) có tác động đến lượng đường trong máu ít hơn chuối đã chín.
Tinh bột trong chuối xanh cũng khó phân hủy, khiến cho lượng đường trong máu tăng chậm.

Chuối xanh có chỉ số đường huyết thấp hơn chuối chín.
Ăn một trái chuối cỡ nhỏ.
Người bệnh có thể chọn một trái chuối cỡ nhỏ, nó chứa lượng ít carbonhydrat hơn. Ví dụ, một trái chuối nhỏ dài cỡ 6 -7 inches (khoảng 15 – 18 cm) chứa khoảng 23g carbonhydrat, trong khi 1 trái chuối cỡ lớn chứa khoảng 35g carbonhydrat.
Người bệnh có thể ăn bao nhiêu mỗi ngày
Câu trả lời này tùy thuộc vào mức độ hoạt động thể lực và mức ảnh hưởng trên đường huyết của mỗi cá nhân. Ảnh hưởng của chuối lên mức đường huyết của người này có thể nhiều hay ít hơn so với người khác. Biết được mức độ ảnh hưởng của chuối trên đường huyết của cá nhân có thể giúp điều chỉnh thuốc tiểu đường và insulin phù hợp, nếu cần thiết.
Không có một lượng cố định được khuyến cáo, tuy nhiên hầu hết mọi người có thể ăn 1 trái chuối mỗi ngày mà không có vấn đề gì.
Thông điệp
Chuối là trái cây giàu dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe con người. Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng được chuối nhưng với mức đội vừa phải và cũng được khuyến khích nên bổ sung thêm thực phẩm tươi như rau và trái cây ít đường.
Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường có thể được hưởng lợi từ nguồn dinh dưỡng cao và calo thấp từ chuối. Vì thế, người bệnh nên gặp bác sĩ dinh dưỡng để được khuyến cáo ăn gì, lượng thức ăn thư thế nào là phù hợp dựa trên nhu cầu cá nhân.
Đọc thêm các bài viết về Cao huyết áp.
Mối liên hệ giữa bệnh cao huyết áp và tiểu đường
Vai trò mới của các tế bào miễn dịch trong dự phòng đái tháo đường và cao huyết áp
Xét nghiệm máu đơn giản giúp cải thiện hiệu quả điều trị tăng huyết áp ở các nước Châu Phi
Các hướng dẫn mới nâng ngưỡng điều trị huyết áp cho những người trên 60 tuổi ” khỏe mạnh”
Sáu Cách Đơn Giản Giúp Huyết Áp Ổn Định
Chế độ ăn từ thực vật (plant-based diet) không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim
Chỉ số BMI cao hơn có liên quan với tăng nguy cơ huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường type 2
www.medicalnewstoday.com
- Bs. Giang Tú – Giám Đốc Y Khoa
- Bs. Đặng Trịnh Cao Triệu – Phòng Chuyên Môn Y
- Quản Trọng Quốc Huy – Phòng Chăm Sóc Khách Hàng
- Trần Thị Bích Lê – Ban Sự kiện Truyền Thông