Máy đo mật độ xương

Loãng xương là rối loạn chuyển hóa của xương: giảm khối lượng xương, thay đổi vi cấu trúc xương làm xương trở nên giòn và tăng nguy cơ gãy xương. Đo mật độ xương có thể cho biết nguy cơ phá vỡ xương. Bởi vậy cần đo loãng xương (mật độ xương) ngay từ sớm, để “đón đầu” quá trình mất khoáng do tuổi tác hoặc do các bệnh lý, lao động vất vả, chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, từ đó có những giải pháp làm chậm quá trình loãng xương.

1. Đặc điểm

  • Đo mật độ xươngchính là đo mật độ chất khoáng có chủ yếu trong xương là Canxi bằng nhiều cách khác nhau. Mật độ xương đạt đỉnh khi chúng ta ở độ tuổi trưởng thành, đồng nghĩa với hệ xương chắc khỏe, dày, dẻo dai, vận động linh hoạt.
  • Tuy vậy, mật độ xương của mỗi người được dùng để phản ánh quá trình mất chất khoáng (một trong những quá trình của lão hóa), khi mà tỷ lệ tạo cốt bào bị lấn áp bởi hủy cốt bào. Xương dần mỏng đi khi tuổi càng cao, khối lượng xương giảm, suy yếu. Quá trình khoáng hóa kéo dài mà không có giải pháp ngăn chặn sẽ dẫn đến bệnh loãng xương.
  • Để sớm biết mình có nguy cơ bị loãng xương hay không thìphương pháp đo mật độ xương là chuẩn đoán chính xác nhất.
  • Từ năm 2002, các hội nghị quốc tế về loãng xương đã thống nhất quan điểm về giá trị của các phương pháp đo mật độ xương như sau:
    • Phương pháp đo bằng siêu âm: chỉ có giá trị sàng lọc;
    • Phương pháp đo bằng tia X năng lượng kép, được gọi là DEXA (Dual – Energy X – ray Absorptionmetry): là phương pháp có giá trị chẩn đoán, tiêu chuẩn vàng để đánh giá mật độ xương (BMD) với các đặc điểm được ghi nhận:
      • DEXA là phương pháp đo mật độ xương được tín nhiệm sử dụng rộng rãi trên thế giới. Phương pháp này chỉ cần dùng tia X năng lượng thấp (Low Energy X – ray), liều chiếu tia X ít hơn là chụp X quang phổi. Lượng tia X phát ra từ hai nguồn khác nhau đi xuyên qua xương được đo bằng một đầu dò. Những tín hiệu này được truyền đến máy tính có thể tính được điểm trung bình của đậm độ xương. Điểm thấp nghĩa là đậm độ xương thấp hơn bình thường, một lượng chất khoáng của xương đã bị mất, vì vậy xương sẽ dễ gãy hơn. Bằng cách dùng hai nguồn phát tia X thay vì một sẽ cải thiện đáng kể độ chính xác trong đo đậm độ xương. Độ chính xác của phương pháp cao, từ 85% đến 99%.
      • Thiết bị đo phát ra một chùm tia X với hai đỉnh năng lượng riêng biệt xuyên qua các xương đang được đo. Một đỉnh năng lượng được các mô mềm hấp thu và đỉnh năng lượng còn lại được xương hấp thu. Mật độ xương của người bệnh là giá trị còn lại sau khi lấy tổng số trừ cho số lượng được hấp thu bởi các mô mềm.

2. Lợi ích

  • Xác định tình trạng xương;
  • Đánh giá chỉ số BMI (độ béo phì của cơ thể)
  • Đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị loãng xương đem lại.

3. Máy đo mật độ xương tại phòng khám đa khoa Hợp Nhân

  1. Máy đo mật độ xương Medix 90, Medilink (Pháp) tại Phòng khám đa khoa Hợp Nhân là máy đo mật độ xương theo phương pháp phát tia X năng lượng kép (tiêu chuẩn vàng để đánh giá mật độ xương) để đo mật độ khoáng trong xương (BMD) của cột sống, hông và cẳng tay. Những tính năng của Medix 90:
    • Máy Medix 90 là một hệ thống đo mật độ xương toàn thân theo kỹ thuật DXA. Sở hữu công nghệ Digital Fast Beam, đạt tiêu chuẩn của FDA (Mỹ), Medix 90 có thời gian thực hiện kỹ thuật rất nhanh (60 giây) nhưng không làm ảnh hưởng đến độ chính xác của thiết bị. Được thiết kế phù hợp với mọi cấu trúc của cơ thể.
    • Phần mềm EaZix kèm theo Medix 90 được thiết kế để tối ưu hoá việc thu nhận, xử lý, lưu trữ và truy xuất dữ liệu đo mật độ xương, đặc biệt các kết quả đo mật độ xương đều hiển thị trên một một màn hình máy tính, giao diện thân thiện với người dùng giúp bác sĩ và kỹ thuật viên thuận tiện trong việc sử dụng.
    • Chọn vùng cần đo tự động: thiết bị tự động chọn vùng cần đo (ROI) để giảm thiểu tác động của kỹ thuật viên vận hành và cải thiện độ chính xác và độ lập lại của kết quả đo.
    • Twin-hip: thiết bị cung cấp thông tin BMD ở cả hai bên hông để giúp phát hiện giá trị BMD thấp nhất và cung cấp thông tin đầy đủ cho chẩn đoán.
    • Công cụ Morphometric: công cụ giúp truy cập nhanh thông tin về kích thước, diện tích và góc đo của bất cứ phần nào của xương. Chế độ “femur density” hiển thị một bản đồ màu cho biết mật độ xương đùi và thước đo BMD. Các phép đo này cung cấp thông tin định lượng xương và giúp xác định chính xác hơn tình trạng của xương.
    • Chế độ trẻ em: giúp đánh giá BMD ở trẻ em.
    • Combi-scan: hai phép đo (hông và cột sống) có thể được tiến hành trong một lần đo do đó giúp cải thiện hiệu năng và tiết kiệm thời gian và công sức cho cả kỹ thuật viên và người bệnh.
    • Digital Vertebral Assessment: hình ảnh chụp nghiêng cột sống thu được ở chế độ Digital Vertebral Assessment (DVA) giúp đánh giá nguy cơ biến dạng hoặc gãy xương thông qua phương pháp bán định lượng Genant.
    • Chế độ toàn thân: chế độ toàn thân cung cấp thông tin về BMD tổng và thành phần cơ thể, giúp mở rộng khả năng ứng dụng của Medix 90.
    • Chế độ chỉnh hình (orthopedic) cung cấp kết quả BMD chính xác ở xung quanh vùng cấy ghép bộ phận giả để giúp quản lý quá trình cấy ghép tốt hơn.
  • Thông số kỹ thuật:
  • Hệ thống tia X
    • Kỹ thuật đo độ hấp thu tia X “năng lượng” kép (DXA).
    • Kỹ thuật Digital Fast Beam (tia nhanh kỹ thuật số) với động học X và Y.
    • Kỹ thuật tách năng lượng sử dụng các bộ lọc Samarium.
    • Liều tác dụng đến kỹ thuật viên vận hành tối đa: < 0.5 μSv/h trong trường hợp vận hành bình thường (không đáng kể).
    • Thời gian quét
  1. Dạng quét Thời gian quét
    Cột sống 60 giây
    Hông 60 giây
    Cẳng tay 60 giây
    • Kích thước và khối lượng
      • Chiều dài 2400 mm x chiều rộng 1250 mm x chiều cao 1450 mm
      • Khối lượng 250 kg
    • Phương pháp phân tích.
      • Các chế độ đo tiền-điều chỉnh (pre-regulated): các thông số đo tự động điều chỉnh dựa trên hình thái học của người bệnh.
      • Các tuỳ chọn cá nhân hoá: vận tốc điều khiển motor (mm/giây); chiều cao và chiều rộng của hình ảnh có thể tuỳ chọn.
      • Tính toán BMD, BMC, bề mặt, T-score và Z-score
      • Các đường cong Nhanes III
    • Dữ liệu chuẩn có thể tuỳ chỉnh
      • Tự động chọn hoặc chọn bằng tay vùng quét (ROI)
      • Cột sống AP (L1-L5)
      • BMD của cột sống bên
      • Hông: đùi (femoral neck), đốt chuyển (trochanter), mấu chuyển (intertrochanter), hông kép (twin hip)
      • Toàn thân: BMD tổng và thành phần cơ thể
      • Combi scan
      • Hông kép (Twin hip)
    • Hiệu chuẩn và kiểm soát chất lượng
      • Kiểm soát chất lượng sử dụng bộ phantom bên ngoài.
      • Đồ thị xu hướng QC tích hợp trong phần mềm điều khiển.
      • Kiểm soát hiệu chuẩn nội bộ sau mỗi lần quét.
      • Đĩa hiệu chuẩn tự động tích hợp: giúp giảm mức nhiễu và cải thiện độ lập lại và độ chính xác của kết quả.
      • Ống chuẩn trực (collimator) tia kép: tối ưu hoá chất lượng hình ảnh và liều dùng trên người bệnh ở mỗi vị trí đo.
    • Phần mềm điều khiển EaZix:
      • Tính toán BMD chuẩn hoá (so sánh với giá trị chuẩn Nhanes III của xương đùi).
      • Công cụ morphometric (khoảng cách, góc, vùng) (ví dụ: trục chiều dài hông).
      • Đồ thị theo dõi người bệnh đầy đủ chi tiết (xương + đường cong chuẩn + phiếu kết quả + kết luận của bác sĩ + theo dõi).
      • Hiển thị mật độ xương theo thước đo màu
      • Tương thích với chuẩn DICOM (Push & Print 3.11, Worklist).
      • Hỗ trợ nhiều người dùng (có thể tuỳ chỉnh cho bác sĩ, kỹ thuật viên,…)
      • Dữ liệu tập hợp chuẩn phức hợp cá nhân hoá (personalized multiple reference population data).

4. Lợi ích của kỹ thuật:

  • Đánh giá đốt xương sống kỹ thuật số (DVA)
  • Các công cụ Morphometry
  • Phát hiện sớm các trường hợp loãng xương và mật độ xương kém. Dựa vào kết quả đo được, bác sĩ sẽ tư vấn hoặc điều trị để có thể ngăn ngừa các trường hợp gãy xương trong tương lai.
  • Đây là phương pháp không đau và không độc hại vì độ phóng xạ thấp, chỉ bằng 1/150.000 lần so với chụp phim XQ phổi và chỉ bằng 1/30.000 so với chụp răng.
  • Đặc biệt: đánh giá được khối lượng nạc (lean body mass) và khối lượng mỡ (Fat body mass) dùng để phân tích sự phân bổ mỡ trong cơ thể giúp ích cho việc thực hiện chế độ dinh dưỡng trong cơ thể theo thể hình.

5. Hướng dẫn người bệnh chuẩn bị trước khi đo mật độ xương

  • Tháo bỏ các vật dụng gây ảnh hưởng đến hình ảnh trên phim như: kẹp tóc, đồ trang sức, kính mắt…ra khỏi vùng cần chụp.

6. Hướng dẫn người bệnh quy trình thực hiện đo mật độ xương

    • BƯỚC 1: Người bệnh xem số thứ tự trên phiếu chỉ định và ngồi chờ trước phòng Đo mật độ xương.
    • BƯỚC 2: Người bệnh sẽ vào phòng thực hiện đo mật độ xương khi đến số thứ tự, trừ các trường hợp:
      • Nếu có người bệnh cấp cứu hoặc ưu tiên (người khuyết tật nặng, trẻ em < 6 tuổi, người cao tuổi ≥ 80 tuổi, phụ nữ có thai, người có thẻ ưu tiên);
      • Nếu có người bệnh có số thứ tự nhỏ hơn số thứ tự hiển thị trên bảng số điện tử.

    Quý người bệnh vui lòng nhường cho các trường hợp này được vào trước, phòng khám Hợp Nhân sẽ thực hiện chụp đo mật độ xương ngay cho quý bệnh nhân sau khi thực hiện cho các trường hợp trên.

    • BƯỚC 3: Kỹ thuật viên chỉnh các thông số máy đo mật độ xương Medix 90, Medilink và tiến hành chụp.
    • BƯỚC 4: Người bệnh vui lòng làm một số thao tác để có được hình ảnh chụp tốt nhất theo yêu cầu của kỹ thuật viên như: hít vào sâu, nín thở, thở ra… Cố gắng giữ yên tư thế và chỉ cử động trở lại khi được yêu cầu để tránh hình ảnh chụp không nét (nhòe) ảnh hưởng đến kết quả.
    • BƯỚC 5: Kết quả đo mật độ xương sẽ được trả sau ít phút, người bệnh vui lòng ngồi chờ trước cửa phòng để lấy kết quả.
    • BƯỚC 6: Sau khi có đầy đủ các kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh sẽ quay trở lại gặp bác sĩ khám bệnh để tiếp tục điều trị.