🧘🧘 THIỀN VÀ Y ĐỨC 💞💞

“Khi đứng trước quy trình (hay phác đồ điều trị, nguyên tắc thực hành y khoa) và chân lý (là điều mà Bác sĩ cảm nhận mình có thể cứu được bệnh nhân nhưng không đúng quy trình), thì nhân viên y tế chúng con nên chọn cách nào?” – Một câu hỏi rất thực, mà Bs Trân đã hỏi thay cho tất cả và không phải ai trong chúng con cũng có thể có được sự bình an (không ray rứt) với sự chọn lựa của mình.

🪴 Ni sư đã không những giúp chúng con có thể giải quyết vấn đề trên mà còn giúp nhìn ra điều cần làm ngay hiện tại.
🌀Bằng cách đặt câu hỏi ngược lại: Thay vì hỏi “Chúng ta nên chọn làm như thế nào vào thời điểm đó” thì nên hỏi
“Mình nên làm gì ngay từ bây giờ để có thể đối diện với tình huống đó”, Ni sư đã giảng giải:
“Những gì chúng ta đang gặp (giống tình huống trên) chỉ là 1 hoàn cảnh, 1 vấn đề hay 1 cơ hội (giúp chúng ta có thể thành tựu ở mức độ cao hơn hay có thể đưa chúng ta xuống 1 mức độ thấp hơn). Bản thân tình huống đó chỉ là 1 duyên cớ, cần cộng gộp với các nhân duyên khác nữa mới cho ra một kết quả.
Và những nhân duyên khác có thể là:
➡️ Sự thận trọng, chú tâm, quan sát của chúng ta vào thời điểm đó: mình có đủ bình tĩnh để thấy rõ mọi vấn đề, thấy mình đang ở vị trí nào trong nhóm làm việc, mình được giao nhiệm vụ gì, kinh nghiệm chuyên môn của bản thân, của nhóm, hay của người ban hành quy trình; tình trạng thật sự của người bệnh, điều thật sự tối ưu đối với người bệnh là gì, …
➡️ Quá trình sống (gieo nhân hàng ngày) của mình là gì: có thể nghĩ nhanh, đơn giản là nếu hằng ngày:
  • Mình luôn sống thận trọng chú tâm quan sát, thường làm điều thiện lành thì nó sẽ có xu hướng tạo ra quả tốt và quả tốt trước mắt có thể nhận là -> quá trình đó sẽ tạo thành thói quen tốt -> làm cho khi đối diện tình huống mình cũng sẽ rất tự nhiên có được sự thận trọng chú tâm quan sát đúng và tự nhiên lúc đó mình biết rất rõ mình cần làm gì.
  • Mình luôn sống trong sự lăng xăng, lo ra, thiếu thận trọng, chú tâm, quan sát, thường làm điều bất thiện thì mình dễ có xu hướng tạo ra quả không tốt và quả không tốt trước mắt có thể nhận là -> khi đối diện với vấn đề cần giải quyết mình không đủ thận trọng chú tâm quan sát để biết mình cần làm gì cho đúng.
Có thể nói, câu hỏi như gói trọn bài giảng của Ni sư về Thiền và Y đức, nó chạm vào những trăn trở thầm kín, giúp chúng con hiểu hơn bài giảng của Ni Sư: Nếu hằng ngày chúng con luôn trau dồi chuyên môn và “rèn tâm” để phát triển y đức, phát triển khả năng thận trọng chú tâm quan sát thì chúng con không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có một nội tâm vững chãi để đối diện với muôn vàn tình huống trong sự nghiệp cứu người cũng như trong cuộc sống riêng của chính mình.
Và phương pháp rèn tâm được nhắc đến trong bài pháp thoại chính là Thiền, nếu biết thiền đúng cách, chúng con sẽ phát triển được khả năng thận trọng chú tâm quan sát, phát triển chánh niệm (sự tập trung) và tỉnh thức (nhận biết đúng sự thật).

🙏🙏🙏 Chúng con kính tri ân Ni Sư đã yêu thương, dành thời gian đến với 2 phòng khám chúng con Phòng khám Đa khoa Trị liệu và Phục hồi Chức năng An NhiênY Khoa Hợp Nhân, đã mở ra cho chúng con một phương pháp rèn tâm, điều mà chúng con luôn tìm kiếm ạ.

Ngày đọc sách lần 6, 15.12.2022

Click “<“, “>” để xem thêm hình