Bổ sung acid béo không có lợi cho bệnh khô mắt!
Các sản phẩm bổ sung acid béo Omega-3 không làm giảm bệnh khô mắt, đó là báo cáo của một nhóm nghiên cứu tại cuộc họp thường niên Hiệp hội Phẫu thuật các Bệnh Khúc xạ và Đục Thủy tinh thể Hoa Kỳ (ASCRS) tại Washington, DC, và xuất bản trong Tạp chí Y học New England Journal of Medicine…

Nhiều bác sĩ mắt lâm sàng khuyên nên bổ sung omega-3 giúp giảm khô mắt vì acid béo có tính kháng viêm và an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, Hướng dẫn của Hội Nhãn khoa Hàn lâm Hoa Kỳ American Academy of Ophthalmology Preferred Practice Pattern của đã tuyên bố ” không đủ bằng chứng để xác định tính hiệu quả” của việc bổ sung acid béo omega-3 trong điều trị khô mắt.
Tiến sĩ Maureen G. Maguire, Giáo sư Nhãn khoa Carolyn F. Jones tại Đại học Pennsylvania Perelman School of Medicine ở Philadelphia, và nhóm nghiên cứu Dry Eye Assessment and Management Study (DREAM) đã báo cáo những phát hiện này tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Phẫu thuật các Bệnh Khúc xạ và Đục Thủy tinh thể Hoa Kỳ (ASCRS) tại Washington, DC, và xuất bản trong Tạp chí Y học New England Journal of Medicine.
Để khảo sát hiệu quả của việc bổ sung acid béo, Maguire và các đồng nghiệp đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng mù đôi, đa trung tâm, trong đó họ phân ngẫu nhiên bệnh nhân khô mắt mức độ vừa đến nặng bổ sung hoặc 3000 mg dầu cá mỗi ngày (chứa omega-3 eicosapentaenoic và docosahexaenoic acid) hoặc dầu ôliu giả dược. Các bệnh nhân phải được chẩn đoán khô mắt qua 2 đợt thăm khám liên tiếp cách nhau 2 tuần trước khi tham gia nghiên cứu.
Mỗi người tham gia uống 5 viên một ngày. Mỗi viên trong nhóm thử nghiệm chứa 400 mg acid eicosapentaenoic và 200 mg acid docosahexaenoic, và mỗi viên thuốc giả dược chứa 68% acid oleic, 13% acid palmitic, và 11% acid linoleic. Tất cả các viên thuốc được sử dụng đều chứa vitamin E. Cuộc thử nghiệm thu nạp 329 bệnh nhân trong nhóm dùng acid béo và 170 bệnh nhân trong nhóm dùng giả dược
Sự thay đổi Chỉ số Bệnh lý Bề mặt Nhãn cầu trung bình sau 12 tháng so với ban đầu, đây là kết cục chính, không có sự khác biệt có ý nghĩa. Cụ thể, sự thay đổi trung bình trong nhóm bổ sung là -13.9 điểm so với -12.5 điểm trong nhóm đối chứng, sự khác biệt trung bình thay đổi sau khi ghi nhận dữ liệu bị thiếu là -1.9 điểm (khoảng tin cậy [CI] 95%, -5.0 đến 1.1; P = .21).
Các tác giả cũng không thấy sự khác biệt đáng kể ở các kết cục phụ, bao gồm điểm nhuộm kết mạc (khác biệt trung bình, 0.0 điểm, 95% CI, -0.2 đến 0.1 điểm), điểm nhuộm giác mạc (0.1 điểm, 95% CI, -0.2 đến 0.4 điểm) thời gian tan màng nước mắt (0.2 giây, 95% CI, -0.1 đến 0.5 giây), hoặc Schirmer test (0.0 mm, 95% CI, -0.8 đến 0.9 mm).
Ở tháng thứ 12, mức acid béo omega-3 trong màng tế bào hồng cầu cho thấy 85.2% số người tham gia trong nhóm bổ sung đã tuân thủ điều trị.

Bài kiểm tra của Schirmer
Mức độ cải thiện triệu chứng và dấu hiệu bệnh mắt khô ở bệnh nhân bổ sung acid béo omega-3 tương tự ở những bệnh nhân sử dụng dầu ôliu. Các nhà nghiên cứu kết luận: “Hầu như không có sự khác biệt giữa hai nhóm trong sự cải thiện bốn dấu hiệu chính của bệnh khô mắt.”
Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng quan sát sự khác biệt trong các kết cục phụ giữa nhóm bổ sung acid béo và nhóm chứng dùng dầu ô liu là nhỏ và không đáng kể cho thấy tác dụng giả dược “quan trọng”.
Nghiên cứu mới này có số lượng người tham gia nhiều hơn các nghiên cứu khác trong quá khứ. Các nhà nghiên cứu giả định rằng, thử nghiệm DREAM không chứng minh được hiệu quả của acid béo omega-3 trong bệnh khô mắt, khác với một số thử nghiệm nhỏ hơn vì các tiêu chí điều kiện tham gia mở rộng. Phân tích nhóm phụ (subgroup) bắt chước các yêu cầu của các thử nghiệm khác, chẳng hạn như yêu cầu đo độ thẩm thấu của nước mắt và bằng chứng về rối loạn chức năng của tuyến meibomian, cũng không cho thấy lợi ích của việc bổ sung omega-3 so với giả dược.
- Bs. Giang Tú – Giám Đốc Y Khoa
- Bs. Đặng Trịnh Cao Triệu – Phòng Chuyên Môn Y
- Ds. Lê Vũ Hồng Hải – Phòng Dược & Xét Nghiệm
- Quản Trọng Quốc Huy – Phòng Chăm Sóc Khách Hàng
- Từ Tôn Quý – Ban Sự kiện Truyền Thông
- NG.T.K.Liên – Ban Sự kiện Truyền Thông