Hai lon nước ngọt có đường mỗi tuần có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2

Bạn có biết nước ngọt không làm bạn thấy no, mà ngược lại nó góp phần tăng nguy cơ gây bệnh tim, béo phì , và bệnh tiểu đường tuýp 2. Trong bài viết tuần này, chúng ta cùng tìm hiểu tác hại của nước ngọt, cũng như vì sao nó lại làm tăng nguy cơ đái tháo đường tuýp 2

Một nghiên cứu mới – xuất bản trên Tạp chí Hội Nội tiết – tổng hợp 36 nghiên cứu  trong vòng 10 năm trở lại đây xem xét tác động của thức uống có đường lên nguy cơ bệnh tim chuyển hóa (cardiometabolic).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có ít nhất 19 triệu người chết hàng năm do bệnh “tim chuyển hóa”, đây là một thuật ngữ chỉ bệnh tim mạch, tình trạng rối loạn chuyển hóa và đái tháo đường type 2.

Một nghiên cứu trong năm 2012, tại Mỹ có 702.308 người chết do bệnh “tim chuyển hóa”, những yếu tố liên quan đến thức ăn và thức uống dường như làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh “tim chuyển hóa”.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy tiêu thụ 2 phần soda mỗi ngày (#400ml) làm tăng 2.4 lần nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường, cho dù nó có chứa đường hay không.

Tuy nhiên, theo như tác giả của nghiên cứu mới giải thích, kết quả của những nghiên cứu như thế này thường được cho là “gây tranh cãi.”

Vì vậy, trong nghiên cứu tổng quan này, các nhà nghiên cứu – dẫn đầu bởi  tiến sĩ M. Faadiel Essop, Đại học Stellenbosh, ở Stellenbosh, Nam Phi – quyết định điều tra xu hướng tổng thể trong những phát hiện của 36 nghiên cứu, trong suốt một thập kỷ.

Tác hại của thức uống có đường.

Essop và các cộng sự đã tổng hợp những thử nghiệm lâm sàng, và cả nghiên cứu ngẫu nhiên đối chứng lẫn nghiên cứu quan sát trong phân tích của họ.

Những nghiên cứu này trong vòng 10 năm trở lại, cho đến gần đây nhất là tháng 9 năm 2017, phần lớn nghiên cứu những người tham gia tiêu thụ nhiều hơn 5 phần nước ngọt có đường 1 tuần – tương đương ít hơn 1 phần 1 ngày.

Mặc dù một vài nghiên cứu trong số này cho ra kết quả trái ngược, hoặc không cung cấp đủ chứng cứ kết luận mối liên hệ giữa nước ngọt có đường và bệnh tim chuyển hóa, hầu hết chúng cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa nước ngọt có đường và nguy cơ phát triển bệnh tim chuyển hóa.

Tổng thể, phân tích tổng quan cho ta thấy được mối liên quan mạnh mẽ giữa nước ngọt có đường và hội chứng chuyển hóa – một tên chung cho một nhóm các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tim chuyển hóa.

Những yếu tố nguy cơ này bao gồm vòng bụng lớn, nồng độ triglycerid cao (một loại mỡ trong máu), nồng độ cholesterol “tốt” trong máu thấp, đường huyết cao và tăng huyết áp.

Các tác giả cho biết, “Phần lớn những nghiên cứu dịch tễ đều mạnh mẽ chỉ ra rằng nước ngọt có đường góp phần vào sự khởi phát hội chứng chuyển hóa về lâu dài.”

Cụ thể hơn, trong việc tiêu thụ tối thiểu 1 phần nước ngọt có đường mỗi ngày làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, và thậm chí chỉ cần 2 phần nước ngọt có đường mỗi tuần cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2.

Những phát hiện bổ sung bao gồm tiêu thụ thường xuyên nước ngọt có đường có thể làm giảm nhạy cảm insulin 17%, điều này dẫn đến làm tăng lượng đường trong máu.

“Mức tiêu thụ nước ngọt có đường đang gia tăng đều đặn ở tất cả các nhóm tuổi trên toàn thế giới […]. Những phân tích của chúng tôi cho thấy hầu hết những nghiên cứu dịch tễ chỉ ra một cách mạnh mẽ rằng thường xuyên sử dụng loại thức uống này góp phần khởi phát hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường và tăng huyết áp.” – M. Faadiel Essop, Ph.D

“Phát hiện này chứng minh rõ ràng cần thiết và phải có sự giáo dục cộng đồng về những tác hại của việc tiêu thụ quá mức thức uống có đường.” Essop thêm vào.

“Những hiểu biết của chúng ta về vấn đề này sẽ giúp ích cho những nghiên cứu tiếp theo xác định cách thức thức uống có đường ảnh hưởng lên sức khỏe chúng ta như thế nào.”

“Hiện tại chúng ta thấy rõ những giới hạn của các nghiên cứu về vấn đề này,” ông ấy thừa nhận, “cần phải có thêm những nghiên cứu dài hạn hơn và các phương pháp nghiên cứu mới hơn được chuẩn hóa.”

Những nghiên cứu dưới đây, chúng tôi hi vọng bạn có thể có chế độ ăn uống hợp lí để bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình, đặc biệt là kiểm soát được lượng nước ngọt mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày để có một sức khỏe tốt.

https://www.hopkinsmedicine.org/healthlibrary/conditions/adult/cardiovascular_diseases/lifestyle_changes_85,P00226

  • Bs. Giang Tú – Giám Đốc Y Khoa
  • Bs. Đặng Trịnh Cao Triệu – Phòng Chuyên Môn Y
  • Quản Trọng Quốc Huy – Phòng Chăm Sóc Khách Hàng
  • Từ Tôn Quý – Ban Sự kiện Truyền Thông
  • Trần Thị Bích Lê – Ban Sự kiện Truyền Thông