Project Description

Máy sinh hóa tự động

Sinh hóa máu là một xét nghiệm y học thông dụng trong chẩn đoán và theo dõi bệnh lý nội khoa, đồng thời đánh giá toàn bộ chức năng của cơ thể.

1. Đặc điểm:

  • Xét nghiệm sinh hoá rất quan trọng để phát hiện sớm các bệnh lý trong cơ thể. Từ đó, người bệnh được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm trọng. Bệnh nhân đỡ tốn kém và sớm hồi phục hoàn toàn

2. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của máy xét nghiệm sinh hoá

  • Các máy xét nghiệm sinh hoá từ đơn giản đến hiện đại đều dựa trên nguyên tắc là phương pháp đo màu. Dung dịch cần đo được đưa vào cuvét. Một nguồn sáng có ánh sáng trắng đi qua bộ lọc để thu được một bước sóng phù hợp với dung dịch cần đo. Bộ phát hiện quang thu cường độ ánh sáng đi qua cuvét chứa dung dịch cần đo chuyển thành tín hiệu điện, từ tín hiệu điện này máy có thể tính toán và hiển thị kết quả.
  • Các phương pháp đo trong xét nghiệm sinh hoá.
    • Phép đo điểm cuối (End point):
    • Phương pháp này chỉ đo độ hấp thụ của hỗn hợp phản ứng một lần, đó là lúc phản ứng tạo màu đã xảy ra hoàn toàn và nồng độ các chất trong dung dịch sau phản ứng đã ổn định. Có thể đo độ hấp thụ ở một bước sóng (monochromatic) hoặc hai bước sóng (bichromatic). Sử dụng dung dịch chuẩn (Standard) để dựng đường chuẩn hay hệ số cài đặt trước.
C mẫu thử = MĐQ mẫu thử x  C mẫu chuẩn = MĐQ mẫu thử x K
——————
MĐQ mẫu chuẩn

 

  • Áp dụng đối với các xét nghiệm hóa sinh: định lượng Glucose, protein, Albumin, Cholesterol, Triglycerid, HDL_c, LDL_c, Ure (so màu), Bilirubin
  • Phép đo 2 điểm (two point, Fixtime):
    • Phép đo 2 điểm là phép đo phức hợp màu tốc độ phản ứng không tuyến tính với thời gian, không xác định được thời điểm kết thúc của phản ứng

∆A = A2 – A1 trong đó ∆A là hiệu số mật độ quang

C thử = MĐQ thử x C chuẩn = ∆A thử x K
——————
MĐQ chuẩn
  • Áp dụng đối với các xét nghiệm hóa sinh:  Creatinine, Urea UV
  • Phép đo động học enzym (kinetic)
    • Phép đo này sử dụng cho các xét nghiệm hóa sinh tìm hoạt độ các enzym trong huyết thanh. Phản ứng enzym thường không tạo phức hợp màu mà làm thay đổi độ đục của dung dịch phản ứng trong khoảng thời gian nhất định. Việc xác định hoạt độ của enzym không thể xác định bằng phép đo điểm cuối mà phải sử dụng phép đo động học ở nhiều thời điểm (t1, t2, t3, …, tn)
    • Tính trung bình mật độ quang giữa các thời điểm
∆Ā = ∆A1 + ∆A2 + ∆A3 + ∆A4
———————————-
                      4
  • Áp dụng đối với các xét nghiệm: GOT, GPT, Amylase, Ck, CkMb.

3. Lợi ích

  • Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Từ đó giúp chẩn đoán và điều trị bệnh một cách nhanh nhất.
  • Tầm soát một số bệnh như tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết
  • Giúp bác sĩ xem xét lối sống và chế độ ăn của bạn có lành mạnh và hợp lý hay không
  • Tầm soát một số bệnh như tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết
  • Nếu bạn đang mắc bệnh, xét nghiệm này được dùng để xem phương pháp điều trị cho bạn có hiệu quả hay không

4. Máy xét nghiệm sinh hóa tại phòng khám đa khoa Hợp Nhân

Tại Hợp Nhân, phòng xét nghiệm được trang bị Máy xét nghiệm sinh hóa Adiva 1650 có công suất lớn, tính tự động hóa và độ chính xác cao của hãng Siemens (Đức). Được các tổ chức CE, FDA, FL cấp giấy chứng nhận, với các đặc điểm nổi bật như:

Ưu điểm của thiết bị:

  • Công nghệ thể tích nhỏ (Microvolume):  Advia 1650 yêu cầu lượng mẫu xét nghiệm cực ít (nhỏ nhất là 2 ul/ xét nghiệm), hóa chất xét nghiệm siêu tiết kiệm (chỉ cần 80 ul/ xét nghiệm) và lượng nước tiêu thụ là 25 lít/ giờ – Do đó tối đa hóa hiệu quả quản lý.
  • Công suất nổi bật: Tốc độ xét nghiệm nhanh, chu kỳ chỉ cần 3 giây và tốc độ xét nghiệm lên đến 1650 test/ giờ, cung cấp hiệu suất về tốc độ mạnh mẽ, đảm bảo hiệu quả công việc tốt nhất, đặc biệt là giải quyết khối lượng xét nghiệm lớn vào giờ cao điểm. Điều khiển các giá vạn năng tùy chọn dễ dàng cho mẫu xét nghiệm vào liên tục giúp tăng năng suất xét nghiệm hơn nữa.
  • Khả năng tiết kiệm thời gian vô song: Công suất gắn sẵn 200 mẫu xét nghiệm và 32.000 xét nghiệm – cộng với Công nghệ tiết kiệm mẫu độc quyền của Siemens Bayer cho tự động lặp lại, pha loãng và kiểm tra phản xạ mà không cần sự can thiệp của kỹ thuật viên – tối ưu hóa thời gian rảnh rỗi, giải phóng cho kỹ thuật viên phải làm những việc bổ sung
  • Tự động chuyên môn hóa: Trong hơn 50 năm qua, Siemen Bayer đã được công nhận về chất lượng cao và sự đổi mới – cũng giống như xét nghiệm sinh hóa lâm sàng, Siemens Bayer đã được công nhận là người tiên phong về tự động hóa. Truyền thống này vẫn được tiếp tục. ADVIA 1650 có thể được tích hợp với các xét nghiệm khác thông qua ADVIA workcell™ hoặc ADVIA LabCell – hệ thống chuyển mẫu xét nghiệm tự động

Thông số kỹ thuật:

  • Tốc độ xét nghiệm:  1650 xét nghiệm /giờ, trong đó 1200 xét nghiệm /giờ (so màu), 450 xét nghiệm /giờ (ISE); chu kỳ 3 giây
  • Kiểu xét nghiệm: liên tục truy cập ngẫu nhiên, rời rạc, hàng loạt
  • Thể tích mẫu xét nghiệm: 2 đến 30 uL (trung bình chỉ cần 2 đến 3 uL cho 1 xét nghiệm)
  • Công suất 1 lần xét nghiệm: 84 mẫu xét nghiệm (Tùy chọn: 425, khả năng gắn sẵn mẫu xét nghiệm)
  • Kích thước máy: (WxDxH) 148.0 x 86.7 x 112.9 cm
  • Cổng kết nối: RS-232 hai chiều
  • Số kênh (Khả năng xử lý): 100 kênh (bao gồm các ứng dụng người dùng định nghĩa)
  • Hệ thống phân tích: Hoàn toàn tự động, đo mẫu thông thường, đo mẫu cấp cứu, mẫu nước tiểu và miễn dịch

5. Những lưu ý cần biết

  • Nhiều quá trình điều trị có thể thay đổi nồng độ các chất điện phân, urea máu, và creatinine và ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.
  • Uống quá nhiều cam thảo hay tiêu thụ ethylene glycol hoặc methyl alcohol có thể ảnh hưởng đến độ cân bằng axit-bazo và thay đổi nồng độ CO2.
  • Chế độ ăn giàu thịt có thể gây ra tăng tạm thời nồng độ creatinine huyết thanh.
  • Chế độ dinh dưỡng giàu protein, xuất huyết tiêu hoá, hay mất nước sẽ tăng nồng độ urea máu (BUN), trong khi chế độ dinh dưỡng ít protein hay hấp thu nước quá mức có xu hướng giảm nồng độ BUN.
  • Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

6. Áp dụng trong lâm sàng

Các xét nghiệm sinh hóa được áp dụng nhiều trong bệnh học giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác cũng như đánh giá quá trình điều trị của các bệnh lý có liên quan như:

  • SGOT, SGPT: giúp chẩn đoán nguyên nhân gây tổn thương gan, kiểm tra mức độ phục hồi của gan sau khi điều trị;
  • Bilirubin: hỗ trợ các chẩn đoán khác nhau của bệnh vàng da tắc mật, hỗ trợ đánh giá các bệnh liên quan đến gan, mật, theo dõi phản ứng của thuốc đối với chức năng gan, theo dõi hiệu quả của phương pháp trị liệu bằng ánh sáng đối với trẻ sơ sinh bị vàng da, theo dõi bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.
  • Creatinine: thẩm định các bệnh rối loạn liên quan đến cơ bắp (loại trừ nguyên nhân do các bệnh liên quan đến thận), đánh giá sự suy yếu chức năng thận.
  • Glucose: hỗ trợ chẩn đoán bệnh u đảo tụy gây tăng tiết Insulin (bệnh Insulinoma), đánh giá rối loạn chuyển hóa Carbonhydrate, phát hiện hạ đường huyết, phát hiện bệnh tiểu đường.
  • Cholesterol: hỗ trợ chẩn đoán nguy cơ bệnh tim mạch, hỗ trợ chẩn đoán hội chứng hư thận, các bệnh gan, viêm tụy, bệnh tuyến giáp; đánh giá tác động của chế độ ăn kiêng và thuốc điều trị đối với bệnh tăng Cholesterol trong máu; điều tra chứng bệnh tăng Cholesterol trong máu ở các gia đình có tiền sử bệnh tim mạch.
  • HDL-Cholesterol, LDL-Cholesterol: xác định nguy cơ bệnh tim mạch; đánh giá đáp ứng của chế độ ăn uống và thuốc điều trị bệnh tăng Cholesterol máu; điều tra chứng bệnh tăng Cholesterol trong máu ở các gia đình có tiền sử bệnh tim mạch.
  • Sắt huyết thanh: hỗ trợ chẩn đoán hiện tượng mất máu; hỗ trợ chẩn đoán các các bệnh liên qua đến rối loạn chuyển hóa và dự trữ sắt; hỗ trợ chẩn đoán các bệnh thiếu máu do các nguyên nhân khác nhau; hỗ trợ chẩn đoán các rối loạn làm giảm quá trình tổng hợp Protein và làm thay đổi quá trình hấp thụ ion sắt; đánh giá tình trạng ngộ độc sắt; theo dõi quá trình thiếu sắt trong thai kỳ.
  • Và nhiều xét nghiệm sinh hóa khác…..