Các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường type 2 khác ngoài insulin
Người bệnh tiểu đường type 2 cần tiêm insulin thường xuyên để kiểm soát đường huyết. Một số bệnh nhân có thể kiểm soát đường huyết bằng cách kiểm soát lối sống và chế độ ăn uống hoặc sử dụng thêm các loại thuốc uống hoặc tiêm khác.
Những người bệnh tiểu đường type 2 là do cơ thể đề kháng với insulin, một loại hormon giúp đường di chuyển từ máu vào trong các tế bào từ đó làm giảm nồng độ đường trong máu. Hiện tượng kháng insulin làm cho lượng đường trong máu tăng cao.

Khi nào cần dùng insulin?
Đối với bệnh nhân tiểu đường type 2, bác sĩ thường sẽ dùng thuốc viên để điều trị trước. Bác sĩ sẽ căn cứ các yếu tố về sức khỏe của từng bệnh nhân để ra quyết định lựa chọn thuốc điều trị phù hợp, các yếu tố đó bao gồm:
- Chỉ số đường huyết
- Lịch sử điều trị
- Cân nặng
- Tuổi tác
- Tiền sử bệnh
- Các bệnh kèm
Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường type 2 mức độ nhẹ đến trung bình có thể được điều trị bằng các loại thuốc uống hoặc thuốc tiêm không phải insulin, kèm theo việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân thậm chí có thể kiểm soát được đường huyết chỉ bằng cách thay đổi lối sống. Việc thay đổi lối sống bao gồm công tác kiểm soát cân nặng, thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên.
Tuy nhiên, bác sĩ có thể phải kê toa insulin cho những người bị tiểu đường type 2 mức độ nặng hoặc trong một vài trường hợp đặt biệt.
Thông thường, bác sĩ chỉ dùng insulin khi liệu trình điều trị bằng các loại thuốc trị tiểu đường khác không hiệu quả từ đó không thể để kiểm soát được đường huyết của bệnh nhân.
Các loại thuốc uống điều trị tiểu đường
1. Metformin
Trong điều trị bệnh tiểu đường type 2, Metformin thường là lựa chọn đầu tay của các bác sĩ.
Cơ chế tác dụng của metformin là làm tăng sử dụng glucose ở tế bào, cải thiện liên kết của insulin với thụ thể và có lẽ cả tác dụng sau thụ thể, ức chế tổng hợp glucose ở gan và giảm hấp thu glucose ở ruột.
Dạng thuốc: Viên nén thường hoặc viên nén phóng thích kéo dài.
Thông thường, bác sĩ sẽ khởi đầu bằng metformin ở liều thấp. Căn cứ trên đáp ứng của người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh tăng liều.
Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê đơn phối hợp metformin với các thuốc khác, bao gồm cả insulin.
Khi dùng thuốc cần chú ý tới tác dụng phụ nhiễm toan lactic và hiện tượng hạ đường huyết khi dùng chung với các loại thuốc khác hoặc rượu.
Các triệu chứng của hiện tượng hạ đường huyết:
- Lú lẫn
- Chóng mặt
- Mệt mỏi
- Cảm giác đói
- Căng thẳng
Các tác dụng phụ thường gặp của metformin: Chán ăn, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đầy thượng vị, táo bón, ợ nóng, nhiễm toan lactic
Click edit button to change this text.
2. Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển natri – glucose (Sodium glucose cotransporter-2 inhibitors – SGLT2)
Đây là nhóm thuốc điều trị tiểu đường type 2 đường uống mới ra mắt gần đây.
Cơ chế: thuốc tác động lên thậm làm tăng hấp thu từ máu và tăng đào thải đường glucose ra nước tiểu. Điều này giúp giảm lượng đường trong máu của bệnh nhân.
Bác sĩ thường phối thuốc ức chế SGLT2 với metformin, khi dùng metformin đơn độc không thể làm hạ glucose máu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ức chế SGLT2 đơn độc.
Liều dùng thông thường của thuốc ức chế SGLT2 là 1 lần/ngày. Các loại thuốc hiện có trong nhóm này bao gồm:
- Canagliflozin (Invokana)
- Dapagliflozin (Forxiga)
- Empagliflozin (Jardiance)
Do cơ chế của thuốc tác động lên thận, các thuốc ức chế SGLT2 làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và sinh dục nữ. Nhóm thuốc này không khuyến cáo dùng cho những đối tượng bị bệnh thận.
3. Nhóm thuốc Dipeptidyl peptidase-4 (DDP-4)
Thuốc ức chế DPP-4, còn gọi là gliptin, là nhóm thuốc uống mới để điều trị bệnh tiểu đường type 2.
Thuốc làm tăng tiết insulin và làm giảm lượng đường do gan phân giải, phát tán vào máu. Các cơ chế này làm giảm đường huyết.
Bác sĩ thường kê kết hợp thuốc ức chế DPP-4 với metformin, khi liệu pháp điều trị bằng metformin đơn độc không hiệu quả. Trong một vài trường hợp nhất định, bác sĩ có thể kê thuốc chất ức chế DPP-4 một mình trước như là phương pháp điều trị đầu tay cho bệnh tiểu đường type 2.
Các trường hợp ưu tiên dùng thuốc ức chế DPP-4:
- Người bị bệnh thận mãn tính
- Người cao tuổi
- Người gốc Phi
Liều dùng thông thường của thuốc ức chế DPP-4 là 1 lần/ngày. Các loại thuốc hiện có trong nhóm này bao gồm:
- Alogliptin (Nesina)
- Linagliptin (Tradjenta)
- Saxagliptin (Onglyza)
- Sitagliptin (Januvia)
4. Thuốc ức chế Alpha glucosidase
Thuốc ức chế alphaglucosidase tác dụng bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm sự hấp thu đường vào máu. Thuốc được dùng ba lần một ngày, trước mỗi bữa ăn.
Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm: acarbose, miglitol.
Bác sĩ thường kê đơn kèm với các thuốc trị tiểu đường khác như metformin.
Các tác dụng thường gặp bao gồm: Ðầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn, bụng trướng
5. Thuốc tăng tiết insulin
Các thuốc này kích thích tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn từ đó giúp điều hòa lượng đường huyết.
Hiện tại, có hai nhóm thuốc kích thích tiết insulin:
Nhóm sulfunilurea như: glimepiride, glipizide, glyburide, chlorpropamide, tolbutamide và tolazamide
Nhóm meglitinide như: repaglinide và nateglinide
Thông thường Sulfonulurea được dùng 1 – 2 lần ngày và meglitinide là 2-4 lần/ngày kèm với bữa ăn.
Các bác sĩ thường phối hợp các loại thuốc tăng tiết insulin với các thuốc trị tiểu đường khác, chẳng hạn như metformin. Nhóm thuốc này có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết và gây tăng cân nhẹ.
6. NhómThiazolidinedione (TZD)
TZD còn được gọi là glitazone. Thuốc làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, giúp insulin điều hòa lượng đường trong máu hiệu quả hơn.
TZD thường được chỉ định phối hợp khi các thuốc điều trị tiểu đường đầu tay, chẳng hạn như metformin, không hiệu quả khi dùng một mình.
TZD thường uống một hoặc hai lần một ngày,kèm hoặc không kèm thức ăn. Khi dùng nhóm thuốc này cần chú ý phải uống cùng một thời điểm mỗi ngày.
Nhóm TZD bao gồm các hoạt chất rosiglitazone và pioglitazone.
Tác dụng phụ của TZD có thể bao gồm:
- Giữ nước có thể gây phù
- Tăng cân
- Suy giảm thị lực
- Các phản ứng da
- Nhiễm trùng ở vùng ngực
Trong những năm gần đây, TZD thường ít được sử dụng hơn do lo ngại thuốc có thể làm tăng nguy cơ suy tim và ung thư bàng quang.
7. Các dạng thuốc tiêm điều trị tiểu đường type 2
Thuốc đồng vận receptor GLP-1
Thuốc hoạt động bằng cách tăng tiết insulin và làm giảm quá trình tân tạo đường tại gan.
Từ đó có tác dụng:
- Giảm đường huyết
- Giảm cảm giác thèm ăn
- Hỗ trợ giảm cân khi phối hợp các biện pháp thay đổi thực đơn bữa ăn và tập thể dục.
Thuốc đồng vận GLP-1 thường được chỉ định phối hợp với metformin trong trường hợp metformin không hiệu quả khi dùng một mình.
Nếu bệnh nhân không thể dùng metformin, thuốc chủ vận GLP-1 thường là lựa chọn tiếp theo. Các thuốc này có thể tự tiêm và trên thị trường đang có sẵn một số loại.
Tần suất tiêm phụ thuộc vào thuốc. Ví dụ:
- Liraglutide: tiêm một lần/ ngày
- Exenatide tiêm 2 lần/ ngày
- Exenatide dạng phóng thích kéo dài: một lần/tuần
- Albiglutide: một lần/tuần
- Dulaglutide: một lần/tuần
Bệnh nhân có thể bị đau bụng và buồn nôn khi bắt đầu sử dụng thuốc chủ vận GLP-1, nhưng phản ứng này thường sẽ giảm sau đó. Thuốc có nguy cơ gây hạ đường huyết thấp.
Tác dụng phụ thường gặp của thuốc chủ vận GLP-1 bao gồm:
- Buồn nôn
- Tiêu chảy
- Ói mửa
- Nhức đầu
- Đau dạ dày
- Giảm khẩu vị
Tùy theo tình trạng bệnh nhân, Các bác sĩ sẽ kê đơn và phối hợp sử dụng các thuốc điều trị tiểu đường type 2 khác nhau.
- DS. Lê Vũ Hồng Hải – Giám đốc Dược và Xét nghiệm
- Quản Trọng Quốc Huy – Phòng Chăm Sóc Khách Hàng
- Trần Thị Thanh Thùy – Ban Sự kiện Truyền Thông