Nhi khoa

1. Tìm hiểu về quá trình phát triển của trẻ

Từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành, trẻ nhỏ phải trải qua rất nhiều cột mốc (giai đoạn) để có được cơ thể khỏe mạnh cả về thể chất cũng như tinh thần. Đó là quá trình biến đổi liên tục về kích thước, hình dáng, chức năng sinh lý từ lúc trứng được thụ tinh, phát triển thành phôi thai đến khi chào đời, lớn lên và trưởng thành. Quá trình này diễn biến theo các giai đoạn khác nhau, do đó chúng ta phải quan tâm chú ý đến sự phát triển các kích thước nhân trắc của cơ thể bao gồm chiều cao, cân nặng, vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay, đặc biệt là quan tâm đến sự trưởng thành của hệ thần kinh của trẻ. Ví dụ:

  • Chỉ số cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao…sẽ phản ánh tình trạng dinh dưỡng trong thời gian gần hay trong quá khứ để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất và phù hợp nhất.
  • Trẻ 6- 7 tháng sẽ phát âm được một số vần.
  • Trẻ 9- 12 tháng được củng cố thêm bằng các hoạt động phản xạ có điều kiện, trẻ nhắc đi nhắc lại nhiều từ….
  • Khi trẻ được 2-3 tuổi, bé có xu hướng tìm tòi đồ vật, chạm, sờ, đẩy, cầm lấy chúng.

Những biến đổi dù ít hay nhiều sẽ tạo điều kiện cho trẻ thích nghi và tạo một hàng rào miễn dịch đối với môi trường xung quanh khi trẻ lớn dần lên theo năm tháng. Tuy nhiên, khi đáp ứng với những sự thay đổi của cơ thể cũng như ngoại cảnh, có thể trẻ sẽ phải trải qua những triệu chứng và dấu hiệu mà ba mẹ nên hiểu rõ để sức khỏe của trẻ được quan tâm một cách đầy đủ nhất.

2. Tầm quan trọng trong chăm sóc sức khỏe của trẻ

Độ tuổi trẻ em chính là “thời kì vàng” cho sự phát triển, vì vậy việc quan tâm đến sức khỏe của trẻ là điều quan trọng, giúp bố mẹ có thể theo dõi kịp thời quá trình tăng trưởng về thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Những điều có ý nghĩa lúc này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai, nếu trẻ không được quan tâm và chăm sóc đúng cách, kết quả về sau có thể sẽ rất khó khắc phục. Ví dụ:

  • Trẻ biết hóng chuyện, mỉm cười, có thể ngẩng đầu khi đặt nằm sấp khi được 2 tháng tuổi. Đến khi trẻ được 3-4 tháng tuổi, có thể nhìn theo vật di động và biết lật. Nếu vào đúng tháng tuổi này mà trẻ không có được các biểu hiện như trên thì chúng ta phải theo dõi trẻ vì có nguy cơ bị chậm phát triển tâm thần- vận động…và phải có kế hoạch khắc phục ngay.
  • Chiều cao theo tuổi dưới ngưỡng chuẩn phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc thuộc về quá khứ làm cho trẻ bị còi cọc. Cân nặng theo chiều cao vượt quá chuẩn cho phép sẽ phản ánh được tình trạng béo phì của trẻ.
  • Đối với hàm răng của trẻ: Răng sữa ngoài chức năng về ăn nhai và thẩm mỹ còn có vai trò hướng dẫn cho răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ, vì vậy việc chăm sóc răng sữa của trẻ vô cùng quan trọng. Phụ huynh cần biết rõ độ tuổi nào trẻ sẽ mọc răng sữa và những lưu ý khi trẻ đến tuổi thay răng, chế độ dinh dưỡng như thế nào để giúp trẻ có được hàm răng sữa cũng như hàm răng vĩnh viễn sau này mọc lên được khỏe mạnh, đều đẹp, những thói quen xấu trẻ cần tránh để không làm lệch lạc răng hàm …

3. Chuyên khoa Nhi Hợp Nhân là điểm tựa sức khỏe của trẻ

Là điểm tựa cho sự phát triển sức khỏe của trẻ, phòng khám triển khai các hoạt động:

3.1 Khám, đánh giá, tư vấn kế hoạch chăm sóc để phát triển sức khỏe của trẻ tốt nhất, gồm:

➡️ Chế độ dinh dưỡng

Việc thăm khám toàn diện để đánh giá thể trạng, nhu cầu phát triển của từng bé, từ đó tư vấn cho các bậc phụ huynh cách chăm sóc trẻ đúng, đủ và chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với vận động thể lực để trẻ được phát huy hết các giá trị quan trọng về sức khỏe như:

  • Kiểm tra, theo dõi những bệnh lý liên quan đến sự phát triển thể chất, vận động, tinh thần của trẻ.
  • Tư vấn dinh dưỡng cho trẻ ở từng giai đoạn phát triển vì trẻ em ở những độ tuổi khác nhau, các chất dinh dưỡng thiết yếu cần cung cấp cũng khác nhau. Cụ thể như:

– Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Trẻ trong giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi:

Khuyến khích cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và bú mẹ trong 30 phút sau sanh. Theo nhu cầu, bé có thể bú trên 6 lần/ ngày. Nếu trẻ không thể bú trực tiếp từ vú mẹ, tư vấn cho bà mẹ vắt sữa mỗi 3 giờ ( 8- 12 cử/ ngày).

Nếu không thể nuôi con bằng sữa mẹ có thể sử dụng sữa công thức để thay thế với liều lượng ít nhất là 10ml và tăng dần theo nhu cầu của trẻ với 6-10 cử/ ngày.

  • Giai đoạn từ 6- 12 tháng tuổi

Bé tập ăn dặm, ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc. Cuối tháng thứ 6, trẻ nên được ăn đủ 4 nhóm thức ăn: thịt, rau cải, trái cây mềm và khuyến khích cho trẻ tiếp tục bú mẹ theo nhu cầu.

  • Giai đoạn từ 12 tháng trở lên:

Cơ thể trẻ cần nhiều chất dinh dưỡng từ 4 nhóm dinh dưỡng, trẻ có thể ăn đầy đủ thịt, cá, trái cây, rau củ, ngũ cốc và nhóm béo: sữa, sữa nguyên kem,…

– Dinh dưỡng cho tuổi dậy thì:

Tuổi dậy thì là lứa tuổi phát triển nhanh về thể lực và có sự thay đổi của hệ thần kinh- nội tiết, nổi bật là sự hoạt động của các tuyến sinh dục tăng lên, gây ra những biến đổi về hình thái và sự tăng trưởng của cơ thể. Song song với sự phát triển đó, đây còn là giai đoạn các em hoạt động rất nhiều. Do vậy việc nuôi dưỡng cần được đặc biệt quan tâm để giúp các em có một thân hình cân đối và sức khỏe dẻo dai.

  • Ở độ tuổi dậy thì, trẻ tăng trung bình từ 3-5kg/ năm và chiều cao tăng thêm 4-7cm/ năm, trẻ trai có sự phát triển nhiều hơn trẻ gái.
  • Lượng khoáng chất quan trọng trẻ cần ở độ tuổi này khoảng 700-1000mg/ngày đối với Canxi, lượng Sắt ở trẻ vị thành niên nữ cần khoảng 32,6mg/ngày, trẻ vị thành niên nam cần ít hơn, khoảng 15,3mg/ngày [1].

Do vậy nhu cầu về chất đạm, chất béo và các khoáng chất phù hợp theo từng lứa tuổi là rất quan trọng. Hiểu đúng và áp dụng một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cho trẻ phát triển khỏe mạnh, góp phần đẩy lùi bệnh tật, hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh thành công và đặc biệt sẽ tạo tiền đề vững chắc cho tương lai của trẻ với một cơ thể phát triển hoàn thiện. Để các bậc cha mẹ dễ dàng thực hiện một bữa ăn lành mạnh cho con trẻ và cân đo lượng thức ăn cân đối, các bác sĩ tại Hợp Nhân mong muốn sẽ mang lại những thông tin hữu ích và có biện pháp can thiệp dinh dưỡng tối ưu cho các bé, hỗ trợ con yêu từng bước trưởng thành với một cơ thể khỏe mạnh.

➡️ Chăm sóc răng miệng

Việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng cho bé nên được bắt đầu từ rất sớm. Cũng như các thay đổi về thể chất, răng miệng theo từng độ tuổi sẽ có những đặc trưng riêng và có thể sẽ làm các bậc phụ huynh lo lắng và bối rối trong việc chăm sóc răng miệng cho con trẻ. Bên cạnh đó, ở độ tuổi đến trường, vấn đề về răng miệng có thể ngoài tầm kiểm soát của phụ huynh vì ở độ tuổi này trẻ có thể tự quyết định và dùng những thực phẩm có hại cho răng, dẫn đến khả năng răng không phát triển tốt trong giai đoạn đầu. Thấu hiểu những trăn trở và khó khăn đó, Hợp Nhân giúp các bậc phụ huynh tháo gỡ những lo lắng và góp phần tạo nên nụ cười xinh cho bé bằng các biện pháp điều trị về Nha khoa và phòng ngừa tích cực các vấn đề về răng miệng, bao gồm:

  • Điều trị các bệnh sâu răng, viêm tủy, viêm quanh chóp răng sữa và răng vĩnh viễn; trám răng, điều trị tủy răng, nhổ răng,….
  • Điều trị đóng chóp cho các răng vĩnh viễn đang phát triển bằng canxi-hydroxit, MTA….
  • Điều trị các trường hợp chấn thương răng sữa và răng vĩnh viễn.
  • Điều trị dự phòng sâu răng: trám bít hố rãnh,….

[1] Theo Bảng nhu cầu Dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2016

3.2  Khám và điều trị các bệnh thường gặp như:

➡️ Khám và hướng dẫn chăm sóc các bệnh truyền nhiễm:

  • Các bệnh lý Nhi khoa do vi sinh vật gây ra như: vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng, nấm….
  • Các bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em như:
  • Tay chân miệng
  • Rubella, Sởi
  • Sốt xuất huyết
  • Quai bị
  • Thủy đậu
  • Cúm

Bác sĩ kết hợp các giải pháp chăm sóc tự nhiên, dinh dưỡng để làm phát triển hệ miễn dịch cho trẻ, giúp trẻ mau khỏe và an toàn với các bệnh truyền nhiễm thường gặp.

➡️ Khám, điều trị các bệnh cho trẻ từ sơ sinh đến 16 tuổi:

  • Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

Giảm trọng lượng trong tuần đầu sau sinh

Các bệnh ngoài da

  • Vàng da
  • Mụn sữa- nang kê
  • Viêm da tiết bã
  • Chàm Eczema
  • Rôm- sẩy
  • Hăm tả
Tiêu hóa

  • Đi ngoài nhiều
  • Nôn trớ sặc
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
Hô hấp

  • Nghẹt mũi- hắt hơi
  • Nấc cụt
  • Nhiễm trùng hô hấp
Bệnh khác

  • Tưa lưỡi
  • Rốn lồi
  • Tán huyết- vàng da nặng
  • Các bệnh thường gặp ở trẻ em
Hô hấp

  • Viêm tiểu phế quản- Viêm phổi
  • Viêm tai
  • Viêm thanh khí phế quản
  • Viêm họng
  • Ho gà
Các bệnh lý khác:

  • Viêm màng não
  • Hội chứng dạ dày – tá tràng trẻ em
  • Cận thị
  • Đau mắt đỏ
  • Bệnh về da
  • Dị ứng theo mùa
  • Nấm
  • Tiêu chảy, nôn ói

3.3  Tư vấn, cung cấp dịch vụ về tiêm chủng – phòng ngừa tùy từng độ tuổi

Khi những bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, việc phát minh ra vắc xin đã có tác dụng dự phòng hơn 30 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên toàn cầu. Đồng hành cùng các bậc phụ huynh trong việc phòng ngừa những bệnh có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến con trẻ, Hợp Nhân đã xây dựng các dịch vụ về tiêm chủng, cung cấp nhiều gói vắc xin và tư vấn cụ thể để các bậc phụ huynh lựa chọn phù hợp với từng độ tuổi của trẻ như :

➡️ Gói vắc xin dành cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi:

Bao gồm những loại vắc xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm quan trọng có thể mắc phải trong 12 tháng đầu đời.

➡️ Gói vắc xin dành cho trẻ từ 12- 24 tháng:

Dành cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên hoặc những trẻ đã tiêm ở các cơ sở y tế khác trước đó và cần bổ sung những mũi tiếp theo cho đến 24 tháng tuổi.

➡️ Và nhiều gói Vaccin khác

Linh hoạt theo từng độ tuổi của trẻ cho đến 16 tuổi, tạo cho các bé có được đáp ứng miễn dịch đầy đủ và giảm tỷ lệ mắc những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể dự phòng bằng vắc xin.

Với sự nỗ lực, tận tình của đội ngũ nhân viên y tế tại đây, những nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh được sẻ chia một cách trọn vẹn, để giúp cho hành trình lớn lên cùng con yêu là những năm tháng tươi đẹp, khỏe mạnh và đầy ý nghĩa.