Chế độ ăn với sức khỏe tim mạch

Chế độ ăn rất quan trọng đến sức khỏe của mỗi người, đặc biệt là với người có các vấn đề về bệnh tim mạch. Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được sức khỏe trái tim nếu tuân thủ hoặc có chế độ ăn uống khoa học

Có thể bạn đã biết rằng chế độ ăn lành mạnh rất quan trọng cho sức khỏe. Ăn uống đúng cách có thể giúp phòng ngừa một loạt các vấn đề sức khỏe như tăng cholesterol và bệnh tim mạch. Thế nhưng để biết chính xác chế độ ăn lành mạnh như thế nào lại là một thách thức đối với chúng ta, nhất là trong cuộc sống hiện đại các cửa hàng thức ăn nhanh xuất hiện ngày  càng nhiều cộng với công việc bận rộn khiến cho việc nấu ăn hoặc ăn uống đúng và đủ là điều khó khăn.

Bộ Y tế cùng với Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã tạo ra cách đơn giản giúp bạn dễ dàng xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, nó được gọi là MyPlate. Nó sử dụng một biểu đồ đơn giản giúp bạn chọn loại thức ăn tốt cho sức khỏe nhằm giảm nguy cơ bệnh tim, cũng như ung thư, tăng huyết áp và đái tháo đường.

Tuân thủ chế độ ăn lành mạnh.

MyPlate đưa ra 5 nhóm thực phẩm chính được khuyến cáo cho chế độ ăn lành mạnh, Giúp chúng ta chọn đúng từng loại thực phẩm trong mỗi nhóm. Website ChooseMyPlate.gov cung cấp nhiều chia sẽ khác nhau giúp bạn học cách chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe.

MyPlate chia 5 nhóm thực phẩm vào các hạng mục, nhấn mạnh vào lượng phù hợp cho từng loại thức ăn:

  • Hạt. Loại này bao gồm lúa mì, gạo, yến mạch, bột ngô, lúa mạch và các loại ngũ cốc khác, vd: gạo lức, bột yến mạch…
  • Rau. Hãy làm phong phú rau củ trong khẩu phần ăn, bao gồm những loại rau có màu xanh đậm, đỏ và cam, vd: cải xanh, cà chua, cà rốt, bí ngô… Và cả các loại đậu và rau củ có chứa tinh bột.
  • Trái cây. Các loại trái cây hoặc nước ép trái cây nguyên chất được chia vào nhóm này. Trái cây có thể tươi, đóng hộp, đông lạnh hay sấy khô. Bạn có thể ăn cả trái, cắt ra hoặc xay nhuyễn.
  • Sản phẩm từ sữa. Chọn loại không béo hoặc ít béo và nhiều canxi. Nếu bạn không dung nạp được lactose, cân nhắc chọn loại khác như sữa đậu nành, sữa gạo hay sữa hạnh nhân. Chúng chứa ít hơn 130 calo trong mỗi 8 ounce (#237ml) và là sản phẩm thay thế tốt cho sữa.
  • Protein. Chọn loại ít béo hay thịt nạc và thịt gia cầm. Đa dạng nguồn protein của bạn bằng các loại cá, các protein từ thực vật như đậu và hạt.

Dầu không được chia vào các nhóm thực phẩm này, tuy nhiên, một vài loại như dầu oliu, dầu nành … là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Tránh các loại chất béo dạng rắn như mỡ động vật vì chúng thường chứa nhiều chất béo bão hòa, được xem là có thể liên quan đến bệnh tim mạch.

MyPlate cũng cung cấp các chương trình hướng dẫn luyện tập thể lực. Nếu như bạn ít hoạt động thể lực, bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các vấn đề liên quan như tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu.

Tốt nhất chúng ta hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu chương trình luyện tập. Họ sẽ giúp bạn xác định các yếu tố nguy cơ tim mạch và mức độ luyện tập cần thiết, để có một sức khỏe tốt, và một trái tim khỏe mạnh

https://www.hopkinsmedicine.org/healthlibrary/conditions/adult/cardiovascular_diseases/diet_to_help_prevent_heart_disease_85,P00209

Trong loạt bài cùng chuyên mục phòng ngừa bệnh tim mạch của Johns Hopkins Medicine

  • Bs. Giang Tú – Giám Đốc Y Khoa
  • Bs. Đặng Trịnh Cao Triệu – Phòng Chuyên Môn Y
  • Quản Trọng Quốc Huy – Phòng Chăm Sóc Khách Hàng
  • Từ Tôn Quý – Ban Sự kiện Truyền Thông
  • Trần Thị Bích Lê – Ban Sự kiện Truyền Thông